Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sông nước Cửu Long trên báo Anh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất phần lớn ngũ cốc của Việt Nam, chiếm tới 90% sản lượng nông sản xuất khẩu. Nông dân đã thay đổi thời vụ và trồng các giống lúa mới để đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu.

KTĐT - Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất phần lớn ngũ cốc của Việt Nam, chiếm tới 90% sản lượng nông sản xuất khẩu. Nông dân đã thay đổi thời vụ và trồng các giống lúa mới để đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu.

Cả người còn sống lẫn người đã khuất đều phải tìm cách thích nghi với những hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.

Một báo cáo chung do Liên Hợp Quốc, tổ chức Care International, Viện Trái đất của Đại học Columbia (Mỹ) công bố hồi tháng 7 cho thấy hơn 14 triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long có thể mất ruộng nếu mực nước biển dâng thêm 2 m.

Việt Nam cũng đã chuẩn bị cho ba kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất cho thấy, cuối thế kỷ 21, nước biển dâng 75 cm khiến một phần năm diện tích đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn mực nước biển.

Những hình ảnh dưới đây, do phóng viên BBC chụp, cho thấy những ảnh hưởng cụ thể của tình trạng trái đất ấm lên đối với từng người dân.

Do thấp hơn mực nước biển
Do có địa hình thấp, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam là một trong những đô thị phải hứng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu - như nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng châu thổ sông Mekong được bảo vệ bởi
Vùng đồng bằng sông Cửu Long được bảo vệ bởi rừng đước Cần Giờ - cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km. Hàng triệu cây đước tạo thành một rào chắn sóng hiệu quả.
Bao phủ một khu vực có diện tích 750.000 ha,
Bao phủ một khu vực có diện tích 750.000 ha, rừng đước giúp ngăn chặn hiện tượng xói mòn ở vùng duyên hải. Nó cũng đóng vai trò lá phổi xanh bằng cách hút khí CO2 và giữ trong rễ.
Sông nước Cửu Long trên báo Anh - Ảnh 1
Một số khu vực trong vùng đồng bằng sông Cửu Long không được bảo vệ bởi rừng đước. Những khu vực này thường xuyên hứng chịu tình trạng nước biển dâng và xâm thực mặn. Người ta đã đắp nhiều đê để ngăn chặn hiện tượng xâm thực của nước biển.
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất phần lớn ngũ cốc của Việt Nam, chiếm tới 90% sản lượng nông sản xuất khẩu. Nông dân đã thay đổi thời vụ và trồng các giống lúa mới để đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu.
Người nông dân này nói rằng
Người nông dân này nói rằng việc trồng lúa ngày càng trở nên khó khăn hơn. "Ông nội tôi thường nói rằng có thể nhìn thời tiết mà đoán được mùa hay thất mùa. Nhưng giờ đây chúng tôi chẳng dự đoán được bất cứ điều gì", cô nói.
Sông nước Cửu Long trên báo Anh - Ảnh 2
Nhiều người dân tự đối phó với nước lũ dâng bằng cách làm nhà trên những cây cột cao lênh khênh.
Nhà của người sống và mộ của người chết đều có nguy cơ bị nhấn chìm bởi lũ lụt.
Nhà của người sống và mồ mả của người chết đều có nguy cơ bị nhấn chìm bởi lũ lụt. Ngôi mộ trong ảnh được làm trên một gò cao giữa đồng, nhưng cũng không thoát khỏi vòng vây của nước nếu lũ về.
Để phòng lũ lụt, gia đình người đàn ông này xây mộ trên
Để phòng lũ lụt, người đàn ông trong ảnh và cha mình đã xây mộ trên một bệ xi măng, chứ không xây trên đất. Anh nói: "Cha tôi không muốn thi thể mình 'chết đuối'. Ông ấy muốn mộ ở trên cao để tránh lũ lụt".
Sông nước Cửu Long trên báo Anh - Ảnh 3
Nếu mực nước lũ dâng lên, số người phải thích nghi với cuộc sống trên nước sẽ ngày càng tăng. Chợ nổi ở tỉnh Cần Thơ đã hoạt động trong nhiều năm.
Thương lái mua nông sản của nông dân
Thương lái mua nông sản của nông dân, chất lên thuyền rồi xuôi dòng để bán chúng. Họ chủ yếu dùng sức để chèo thuyền nên chi phí cho mỗi chuyến đi rất thấp.
Trong khi đó phương tiện đi lại chủ yếu
Trong khi đó phương tiện đi lại chủ yếu của khoảng 10 triệu người tại thành phố Hồ Chí Minh là xe máy. Ngay cả Việt Nam cũng đang góp phần nhỏ vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.