Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Stress công việc "tấn công" các nước đang phát triển

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các thống kê chính thức đến hiện tại chỉ tập trung vào các nước giàu. Năm 2009, có 30% người châu Âu là nạn nhân của hiện tượng này.

KTĐT - Các thống kê chính thức đến hiện tại chỉ tập trung vào các nước giàu. Năm 2009, có 30% người châu Âu là nạn nhân của hiện tượng này.

Lâu nay, stress do công việc được xem là đặc trưng của các quốc gia công nghiệp phát triển, thế nhưng, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện này, tình trạng này đã bắt đầu "tấn công" các nước đang phát triển.

Theo báo Pháp Le Monde, hiện nhiều nước phía Nam đã bắt đầu chú ý đến hiện tượng rối loạn tâm lý do công việc và những tác động của nó lên nền kinh tế.

Trung Quốc đã phải nhờ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tư vấn để đối phó với nguy cơ tâm lý trên. Các nước châu Phi bắt đầu quan tâm tới vấn đề này. Các nước Mỹ Latin như Colombia, Mexico và Argentina cũng đã vào cuộc.

Các thống kê chính thức đến hiện tại chỉ tập trung vào các nước giàu. Năm 2009, có 30% người châu Âu là nạn nhân của hiện tượng này.

Trong khi đó, ở Mỹ, năm ngoái, thiệt hại do hiện tượng trên gây ra (không đi làm việc, năng suất sụt giảm, nghỉ bệnh) ước tính lên đến 300 tỷ USD.

Từ năm 2011, ILO bắt đầu triển khai nghiên cứu thống kê về tình trạng stress do công việc tại các nền kinh tế mới nổi. Kết quả chính thức sẽ được công bố trong vòng một năm.

Giải thích nguyên nhân, giáo sư Luc Brunet thuộc Đại học Montréal nhận định, toàn cầu hóa là một yếu tố gây stress do nó kéo theo tâm lý cạnh tranh.

Ông cũng cho biết, hiện tượng rối loạn tâm lý phụ thuộc vào môi trường làm việc, tức vào cách thức đối xử với người lao động và vào năng lực quản lý của lãnh đạo.

Bệnh căng thẳng trong công việc có thể dẫn đến việc nạn nhân lao vào sử dụng ma túy hay tìm đến rượu. Bên cạnh đó, bệnh căng thẳng quá mức trong công việc, hiện tượng rối loạn tâm lý còn là nguồn gốc của một số bệnh thể chất, như rối loạn cơ-xương (TMS) hay các bệnh ngoài da.

Một chuyên gia Pháp nhận định, ngày nay, người ta bị áp lực và mệt mỏi không chỉ do làm việc mà còn do sự gia tăng số lượng và cường độ công việc. Chuyên gia này cũng chỉ ra sự nghịch lí, là trong khi công việc đòi hỏi con người phải dấn thân nhiều hơn, thì cách thức tổ chức công việc lại không thay đổi.

Theo thống kê của ILO, trên thế giới có khoảng 20% dân số bị căng thẳng quá mức trong công việc, trong đó tỷ lệ đàn ông bị bệnh cao hơn phụ nữ, độ tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là từ 40 đến 54./.