Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tái hiện không gian văn hóa Việt Nam tại Bỉ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Bà Miriam Lambrecht - nha nghiên cứu bảo tồn của các bảo tàng Hoàng gia cùng với nhiếp ảnh gia Franck Uyttenhove đang ở Việt Nam để thực hiện dự án tái hiện không gian văn hoá cho những hiện vật có nguồn gốc từ Việt Nam đang trưng bày tại Bỉ.

KTĐT - Bà Miriam Lambrecht - nha nghiên cứu bảo tồn của các bảo tàng Hoàng giacùng với nhiếp ảnh gia Franck Uyttenhove đang ở Việt Nam để thực hiện dự án tái hiện không gian văn hoá cho những hiện vật có nguồn gốc từ Việt Nam đang trưng bày tại Bỉ.

 

Đây là dự án thứ ba, bà hợp tác với Việt Nam. Hai lần trước đó được thực hiện vào những năm 2002, 2003. Riêng về dự án này được bà thực hiện khi các Bảo tàng Hoàng gia Nghệ thuật và lịch sử Bỉ quyết định dành riêng một phòng trưng bày có tên Việt Nam. Hiện "phòng Việt Nam" tại Bỉ đang trưng bày khoảng hơn 3.000 hiện vật văn hóa. Bà Miriam Lambrecht nói, "dự án sẽ tái hiện không gian văn hoá bằng hình ảnh cho các hiện vật để người xem hiểu rõ hơn. Bà Miriam Lambrecht cho hay, sẽ cùng cộng sự - nhiếp ảnh gia Franck Uyttenhov quay phim hoặc chụp ảnh bức tượng Phật tại Chùa Thầy (Việt Nam) và mang về triển lãm những bức ảnh hoặc đoạn phim này để công chúng thăm quan có thể hình dung được pho tượng Phật trưng bày ở phòng "Việt Nam" đang tồn tại ở Việt Nam như thế nào".

 

Phòng trưng bày hiện vật Việt Nam tại Bỉ có diện tích khoảng 600m2, và 3.000 hiện vật gồm đồ gốm, đồ đồng có niên đại từ trước thế kỷ XIV được sắp xếp theo trình tự lịch sử và có chú thích cụ thể, trong đó nhiều nhất là trống đồng (13 chiếc) có niên đại từ thời văn hóa Đông Sơn đến thế kỷ XVIII, hoặc một hiện vật bằng đồng khác cũng rất quý hiếm là chiếc bình đựng nước thờ từ thời Chăm. Đồ gốm cũng chiếm đa số và cũng rất quan trọng như gốm Thổ Hà (từ Thế kỷ XVI- Thế kỷ XVII), gốm Bát Tràng, hay như một chiếc lư hương quý xuất xứ từ năm 1592…