Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

"Tảng băng chìm" của thỏa thuận Nga bán hệ thống S-400 cho Ấn Độ

Tú Anh (Theo CNN)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc Nga bán hệ thống phòng thủ trên không S-400 trị giá 5 tỷ USD cho Ấn Độ, một đồng minh của Mỹ, là thách thức mới của Moscow với Washington.

Bước đi diễn ra vào thời điểm Lầu Năm Góc đang tái định hình các mục tiêu quân sự nhằm đối phó với những cải tiến quân sự của Trung Quốc và Nga – những nước mà Lầu Năm Góc nhận định là “đối thủ ngang hàng” với nền quân sự Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Hệ thống S-400 là một trong những hệ thống phòng thủ trên không tinh nhuệ của Nga, mà Moscow vẫn đang nhăm nhe bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh khác của Mỹ.

 Lầu Năm Góc chụp từ trên cao. Ảnh: CNN

Khả năng của S-400 gia tăng lo ngại cho giới chức quân sự Mỹ. Theo đó, chức năng “dù” ảo chống sóng radar và tên lửa có thể giới hạn khả năng hành động tự do và không bị giới hạn trong chiến đấu của quân đội Mỹ.  

Quá trình tái định hình quân sự của Lầu Năm Góc, tập trung vào Nga và Trung Quốc đang dần được triển khai ở một số mặt trận. Theo đó, Mỹ được kỳ vọng sẽ đưa ra báo cáo chiến lược quân sự mới được cập nhật, tập trung vào tái định hình lực lượng quân đội Mỹ.

Trong đó, những khâu cuối cùng được Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ gợi ý là dịch chuyển quân đội và thiết bị quân sự tới tập trung chống khủng bố tại khu vực Trung Đông để giảm ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc. Việc này cũng kéo Mỹ trở lại mục tiêu chuẩn bị cho những cuộc đối đầu vũ trang thay vì các cuộc trấn áp khủng bố quy mô nhỏ.  

Một đề xuất tăng cường các nỗ lực quân sự trên biển và trên không toàn cầu nhằm “dằn mặt” Trung Quốc, và có khả năng cả Nga cũng được xem xét. Một giới chức quân sự Mỹ miêu tả các nỗ lực này là phương thức “gây áp lực” lên Nga và Trung Quốc phải hiểu rằng họ cần đối phó với quân đội Mỹ trên bình diện toàn cầu thay vì chỉ nhờ các công nghệ tiên tiến và những cuộc tuần hành quân sự ở bình diện khu vực.  

Tất cả những nỗ lực này dự kiến sẽ dẫn đến việc Mỹ giảm lực lượng quân đội tại châu Phi và Trung Đông.  Việc Nga bán vũ khí cho Ấn Độ đơn thuần là một trong số những nỗ lực của Moscow nhằm tăng cường hồ sơ quân sự và thách thức Washington. Có lo ngại gia tăng rằng các cải triển trong phát triển tàu ngầm của Nga sẽ khiến Mỹ khó theo dấu các hoạt động của họ, tạo điều kiện cho Moscow hoạt động mạnh mẽ ngoài khu vực bờ biển Mỹ.

Nga cũng đang sở hữu một tên lửa hành trình thuộc các tàu ngầm trên Địa Trung Hải với khả năng “tiến tới bất kỳ thủ đô châu Âu nào”, theo Đô đốc Mỹ James Foggo từng cảnh báo.

Nhưng Nga cũng đang thách thức NATO và Mỹ với một tên lửa hành trình trên mặt đất khác mà Mỹ từ lâu đã cho là vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí. Mỹ đã cố gắng gây áp lực để Nga từ bỏ tên lửa, nhưng vô ích.

Giới chức quốc phòng Mỹ khẳng định, những tiến bộ trong công nghệ tàu ngầm cũng như vũ khí kiểu mới sẽ không ngăn cản quân đội Mỹ, thay vào đó thúc đẩy Washington bắt đầu nghĩ tới việc đối phó với Nga và Trung Quốc trên lĩnh vực này.  

Cả hai cường quốc nói trên này bắt đầu nghiên cứu tên lửa siêu thanh có thể bay với tốc độ gấp 5 lần âm thanh. Trong khi Mỹ cũng đang nghiên cứu các thiết bị tương tự. Như vậy, việc này có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua quân sự.