Vì vậy, để giữ vững thị phần, bên cạnh các giải pháp tổng thể cũng đòi hỏi DN phải nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường quảng bá sản phẩm, đặc biệt phải xây dựng chiến lược phát triển dài hơi.
Nhiều khó khăn đưa hàng vào siêu thịTheo các cam kết hội nhập, đến năm 2018, khi hàng hóa từ các nước ASEAN vào Việt Nam có thuế suất bằng 0% và hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực thì hàng Việt phải chịu sức ép lớn về chất lượng và giá cả. Bên cạnh đó, trong kênh phân phối hiện đại, DN ngoại hiện đang chiếm thị phần lớn nên có quyền lựa chọn hàng hóa vào hệ thống siêu thị của họ.Thực tế cho thấy, hệ thống siêu thị hiện là kênh phân phối được nhiều DN mong muốn đưa hàng vào tiêu thụ, quảng bá. Tuy vậy, theo phản ánh của nhiều DN sản xuất hàng thuần Việt, việc đưa hàng vào siêu thị không dễ dàng. |
Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Co.opmart Hà Đông. Ảnh: Hoài Nam |
Ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tân Quang Minh chia sẻ: Mặc dù 80 - 90% hàng hóa của các siêu thị là hàng Việt Nam, nhưng nếu xét kỹ bản chất có thể thấy tỷ lệ này đang thiếu tính bền vững, dễ bị các đối thủ hàng nhập khẩu soán ngôi. Nguyên nhân là do DN Việt có quan điểm siêu thị là nơi trưng bày, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng trước khi đưa ra chợ truyền thống tiêu thụ thay vì coi siêu thị là kênh phân phối bán lẻ hiệu quả. Phải giải quyết quan điểm này thì hàng Việt Nam mới có được chỗ đứng vững vàng trong siêu thị và tâm lý người tiêu dùng.Liên kết là giá trị cốt lõiTheo các chuyên gia thương mại, để hàng Việt đủ sức mạnh cạnh tranh với hàng ngoại nhập chắc chắn phải có một chiến lược lâu dài, ổn định và phải đi từ gốc của vấn đề. Trong đó, các cơ quan quản lý, cụ thể là Bộ Công Thương cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển đa dạng kết cấu hạ tầng thương mại để đạt được mục tiêu thương mại hiện đại chiếm 40% thị trường bán lẻ vào năm 2020. Đồng thời, DN phải hình thành chuỗi liên kết để giúp cho hàng Việt giảm tối đa giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, các DN cần liên kết với nhau để bán sản phẩm với giá cả hợp lý trên thị trường; không nên xé lẻ để rồi phải bán sản phẩm với giá rẻ để cạnh tranh lẫn nhau. Đồng thời, cần đẩy mạnh các hình thức bán lẻ hiện đại khác mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng thành công như: Cửa hàng đặc chủng, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa, kho hàng, trung tâm mua sắm, bán hàng theo catalogue… Đặc biệt, việc bán hàng trực tuyến đang được xem là một hình thức mới nhưng khá tiện dụng.Bên cạnh đó, để hàng Việt giữ vững thị phần trước sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập đòi hỏi có sự phối hợp lâu dài giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển hệ thống thương mại hiện đại, đặc biệt là sự nhạy bén và năng động của các DN trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam lý giải: Hệ thống siêu thị chỉ chiếm 30% thị phần bán lẻ, nên việc đưa hàng vào siêu thị chưa dễ dàng. Bên cạnh đó, các siêu thị luôn yêu cầu DN muốn đưa hàng vào tiêu thụ phải đạt chất lượng cao hơn chợ truyền thống. Ngoài ra, sản phẩm thuần Việt đang bị hàng “Made in Vietnam” cạnh tranh khốc liệt khi hàng “Made in Việt Nam” được hưởng nhiều ưu đãi về thuế. Điều này dẫn đến cùng một sản phẩm nhưng hàng thuần Việt vốn có mức chiết khấu không cao sẽ khó cạnh tranh về giá. |