KTĐT - Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 4/5, theo sau sự đi xuống trên thị trường chứng khoán Phố Wall đêm trước.
Các thị trường chứng khoán châu Á giảm giá do giá hàng hóa đi xuống khiến giới đầu tư lo ngại sự suy giảm trong nhu cầu đầu tư rủi ro có thể đang gia tăng, cho nên "thờ ơ" trước thông tin Bồ Đào Nha đạt được sự đồng thuận với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một gói cứu trợ trị giá nhiều tỷ USD.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 1,5%.
Tâm lý thị trường trở nên xấu đi sau khi chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall tiếp tục phiên thứ hai đi xuống, do lo ngại lợi nhuận của các công ty sẽ không được như mong đợi.
Cùng với đó, nhu cầu mua chứng khoán cũng giảm sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tiếp tục tỏ rõ những lo ngại về vấn đề lạm phát trong báo cáo ngày 3/5. Những lo ngại như vậy có thể thúc đẩy ngân hàng này đưa ra thêm những biện pháp hạn chế cho vay, điều sẽ làm giảm nguồn vốn cho hoạt động đầu tư.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng đang lo ngại về khả năng xảy ra các vụ tấn công khủng bố sau khi Osama bin Laden bị quân đội Mỹ tiêu diệt cuối tuần qua.
Andy Ji, nhà chiến lược tiền tệ đồng thời là chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Commonwealth Bank của Australia ở Singapore, cho biết các tài sản có độ rủi ro cao đang trong giai đoạn điều chỉnh sau khi tăng khá nhanh trong những tuần gần đây.
Tại thị trường chứng khoán Australia kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 44,5 điểm (0,93%) so với phiên 3/5 xuống 4.701,1 điểm - mức thấp nhất trong nhiều tuần, do áp lực đi xuống của các cổ phiếu khối năng lượng và nguyên vật liệu theo sau đà giảm giá của hàng hóa thời gian gần đây.
Peter Copeland, nhà giao dịch cao cấp của BBY, cho rằng chỉ số S&P/ASX 200 đã chạm mức cao gần 5.000 trong biên độ dao động và rất dễ để các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành bán chốt lời khi mà đồng AUD đã vọt lên 1,1010 USD.
Cùng ngày, thị trường chứng khoán Hong Kong cũng giảm 318,01 điểm (1,35%) xuống 23.315,24 điểm, với cổ phiếu của Công ty bất động sản China Overseas Land & Investment Ltd. giảm mạnh nhất (3%).
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 66,17 điểm (2,26%) xuống 2.866,02 điểm, trong đó dẫn đầu đà đi xuống là cổ phiếu các công ty dầu mỏ, sản xuất than, kim loại và khai mỏ.
Tại thị trường chứng khoán Sydney, chỉ số KOSPI cũng giảm 20,07 điểm (0,91%) xuống 2.180,66 điểm. Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, như Singapore, Malaysia đều đi xuống.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản phiên này tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ./.
Các thị trường chứng khoán châu Á giảm giá do giá hàng hóa đi xuống khiến giới đầu tư lo ngại sự suy giảm trong nhu cầu đầu tư rủi ro có thể đang gia tăng, cho nên "thờ ơ" trước thông tin Bồ Đào Nha đạt được sự đồng thuận với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một gói cứu trợ trị giá nhiều tỷ USD.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 1,5%.
Tâm lý thị trường trở nên xấu đi sau khi chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall tiếp tục phiên thứ hai đi xuống, do lo ngại lợi nhuận của các công ty sẽ không được như mong đợi.
Cùng với đó, nhu cầu mua chứng khoán cũng giảm sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tiếp tục tỏ rõ những lo ngại về vấn đề lạm phát trong báo cáo ngày 3/5. Những lo ngại như vậy có thể thúc đẩy ngân hàng này đưa ra thêm những biện pháp hạn chế cho vay, điều sẽ làm giảm nguồn vốn cho hoạt động đầu tư.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng đang lo ngại về khả năng xảy ra các vụ tấn công khủng bố sau khi Osama bin Laden bị quân đội Mỹ tiêu diệt cuối tuần qua.
Andy Ji, nhà chiến lược tiền tệ đồng thời là chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Commonwealth Bank của Australia ở Singapore, cho biết các tài sản có độ rủi ro cao đang trong giai đoạn điều chỉnh sau khi tăng khá nhanh trong những tuần gần đây.
Tại thị trường chứng khoán Australia kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 44,5 điểm (0,93%) so với phiên 3/5 xuống 4.701,1 điểm - mức thấp nhất trong nhiều tuần, do áp lực đi xuống của các cổ phiếu khối năng lượng và nguyên vật liệu theo sau đà giảm giá của hàng hóa thời gian gần đây.
Peter Copeland, nhà giao dịch cao cấp của BBY, cho rằng chỉ số S&P/ASX 200 đã chạm mức cao gần 5.000 trong biên độ dao động và rất dễ để các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành bán chốt lời khi mà đồng AUD đã vọt lên 1,1010 USD.
Cùng ngày, thị trường chứng khoán Hong Kong cũng giảm 318,01 điểm (1,35%) xuống 23.315,24 điểm, với cổ phiếu của Công ty bất động sản China Overseas Land & Investment Ltd. giảm mạnh nhất (3%).
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 66,17 điểm (2,26%) xuống 2.866,02 điểm, trong đó dẫn đầu đà đi xuống là cổ phiếu các công ty dầu mỏ, sản xuất than, kim loại và khai mỏ.
Tại thị trường chứng khoán Sydney, chỉ số KOSPI cũng giảm 20,07 điểm (0,91%) xuống 2.180,66 điểm. Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, như Singapore, Malaysia đều đi xuống.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản phiên này tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ./.