Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thoát chết trong vụ đánh bom

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Với ảnh hưởng lớn đối với những người Hồi giáo Iraq dòng Shitte, ông Sistani đã khuyến khích họ tích cực tham gia cuộc bầu cử hồi tháng 3 vì tương lai của đất nước.

KTĐT - Với ảnh hưởng lớn đối với những người Hồi giáo Iraq dòng Shitte, ông Sistani đã khuyến khích họ tích cực tham gia cuộc bầu cử hồi tháng 3 vì tương lai của đất nước.

Cảnh sát Iraq cho biết, đoàn xe của Đại diện đặc biệt của Liên hợp quốc tại Iraq Ad Melkert, ngày 19/10 đã bị tấn công bằng bom gài bên lề đường gần Najaf, cách thủ đô Baghdad 160km về phía Nam.

Vụ tấn công đã làm một cảnh sát Iraq thiệt mạng và bốn người khác bị thương. Tuy nhiên, ông Ad Melkert may mắn thoát nạn.

Ông Melkert trên đường trở lại thủ đô Baghdad sau cuộc gặp với ông Ali al-Sistani, một giáo sỹ Hồi giáo dòng Shitte có thế lực và là một học giả hàng đầu ở Iraq hiện đang sinh sống tại Najaf.

Với ảnh hưởng lớn đối với những người Hồi giáo Iraq dòng Shitte, ông Sistani đã khuyến khích họ tích cực tham gia cuộc bầu cử hồi tháng 3 vì tương lai của đất nước.

Văn phòng của giáo sỹ Sistani cho biết sau cuộc gặp, ông Melkert đã hối thúc các đảng phái chính trị ở Iraq tiến tới thỏa thuận thành lập một chính phủ mới càng sớm càng tốt.

Ông Melkert, người Hà Lan, được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon lựa chọn là đặc phái viên tại Iraq vào năm 2009, đồng thời phụ trách phái bộ Liên hợp quốc tại Iraq (UNAMI) chuyên trách vấn đề hỗ trợ tái thiết Iraq, triển khai những thỏa thuận quốc tế với nước này, tiến trình hòa giải dân tộc và đối thoại chính trị.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã lên án mạnh mẽ vụ đánh bom nêu trên, gửi điện chia buồn tới gia đình các nạn nhân, đồng thời nhấn mạnh vụ tấn công không thể cản trở sứ mệnh của Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân Iraq.

Năm 2003, một vụ tấn công bằng bom xe nhằm vào trụ sở Liên hợp quốc tại thủ đô Baghdad đã làm 22 người thiệt mạng, trong đó có đặc phái viên Liên hợp quốc Sergio Vieira de Mello, người Brazil.

Sau vụ này Liên hợp quốc rút khỏi Iraq, nhưng đã trở lại vào năm 2004 và từ đó tăng cường sự hiện diện tại nước khi khi tình trạng bạo lực giảm và Mỹ bắt đầu rút quân.