Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thời kỳ mới trong quan hệ Mỹ - Liên hợp quốc

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Mạng tin TheModerate Voice của Mỹ trong mục Bình luận quốc tế mới đấy khuyến nghị rằng đã đến lúc Mỹ phải điều chỉnh lại quan hệ với LHQ sau 30 năm mối quan hệ này lúc nóng lúc lạnh thất thường.

KTĐT - Mạng tin TheModerate Voice của Mỹ trong mục Bình luận quốc tế mới đấy khuyến nghị rằng đã đến lúc Mỹ phải điều chỉnh lại quan hệ với LHQ sau 30 năm mối quan hệ này lúc nóng lúc lạnh thất thường.

Chính quyền của tổng thống Barak Obama cần và đang điều chỉnh lại mối quan hệ này vì không có một tổ chức quốc tế đa phương nào hiện nay của thế giới lớn như LHQ có thể giúp Mỹ tiếp cận để đối thoại với tất cả các nước trên toàn cầu như LHQ. Năm 2010, LHQ có thể là phương tiện thuận lợi thực hiện ý đồ đó.
 
Quan hệ lạnh nhạt giữa Mỹ và LHQ bắt đầu sau khi Ronald Reagan lên cầm quyền năm 1981 và kể từ đó LHQ không giành được lòng tin của Washington. Tổng thống George Bush (cha) hầu như không bao giờ tin rằng LHQ có thể giúp cho các mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ. Đến thời Tổng thống Bill Clinton, quan hệ Mỹ - LHQ có ấm lên đôi chút nhưng đến thời Tổng thống G. Bush (con), nước Mỹ lại công khai coi thường LHQ. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barak Obama đã thanh toán hầu hết các khoản đóng góp mà Mỹ còn nợ LHQ và đang tìm mọi cách để sử dụng tối đa nguồn lực ngoại giao của Mỹ để giành trái tim và khối ốc của các chính phủ trên thế giới. Đại hội đồng LHQ, được coi như một dạng “Quốc hội” của thế giới, vẫn là diễn đàn cho những nhà lãnh đạo hoang tưởng có nhiều ý tưởng khác nhau như  Hugo Chavez của Venezuela, Evo Morales của Bolivia, Muammar al-Gaddafi của Libya và Mahmoud Ahmadinejad của Iran…,  nhưng đại đa số lãnh đạo các nước đều muốn có quan hệ tốt đẹp với Mỹ nếu họ được tôn trọng và không bị hăm dọa.
 
Theo nhiều chuyên gia, trong năm đầu tiên Tổng thống Obama điều hành chính sách đối ngoại của Mỹ, hầu như không ai nghi ngờ rằng hầu hết các nước thành viên LHQ đều lắng nghe Mỹ với sự cởi mở hơn rất nhiều so với thời kỳ Tổng thống Bush.
 
LHQ hiện có 192 nước thành viên và đang là bên tham gia chủ chốt vào nhiều cuộc đàm phán đa phương về các vấn đề gai góc như ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân, thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân đồng thời thúc đẩy hoà bình giữa Palestin và Israel. Cho đến nay, LHQ đã phát triển đến mức hầu hết các vấn đề về chiến tranh - hoà bình, kinh tế - xã hội, nhân đạo và phát triển không thể được thực hiện ở khắp nơi trên Trái Đất, nếu không được sự ủng hộ và tham gia của LHQ. Duy trì hoà bình và phát triển thịnh vượng gần như không thể thành công nếu không có sự tham gia của hệ thống LHQ.

Vì cơ cấu đa dạng và dân chủ của minh,  LHQ không thể là công cụ của chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng nhân viên của LHQ là những người có thể có ích trong việc hỗ trợ chính sách của Mỹ nếu chính quyền Obama biết ấn nút đúng chỗ và thích hợp. Mỹ cần phải hiểu điều này và thời cơ đang chín muồi cho việc làm ấm lại quan hệ Mỹ - LHQ./.