Năm nay, Bộ VHTT&DL đã làm những gì để ngăn chặn những hành động bạo lực đã xảy ra trong lễ hội?
- Nhìn chung hoạt động lễ hội đầu Xuân Mậu Tuất 2018 diễn ra tại các địa phương phù hợp với truyền thống văn hóa. Đối với một số lễ hội năm 2017 còn để xảy ra những hình ảnh phản cảm, bạo lực, vi phạm nếp sống văn minh trong lễ hội, Bộ VHTT&DL đã ban hành các văn bản chỉ đạo địa phương, đồng thời tổ chức các đoàn công tác tới các điểm nóng để làm việc, đối thoại với Ban tổ chức lễ hội và người dân như Đền Sóc (Hà Nội), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), lễ hội Đúc Bụt (Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc), lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc), hội Phết xã Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ)… yêu cầu các địa phương, Ban tổ chức các lễ hội cam kết có giải pháp triệt để cho những nổi cộm, phản cảm đã diễn ra ở từng lễ hội.
Với lễ hội chùa Hương, địa phương cam kết không để xảy ra hiện tượng phát lộc, tranh cướp lộc phản cảm; không để xuồng máy, đò gắn động cơ vận chuyển khách trên suối Yến, giữ gìn nét đẹp tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Ban tổ chức lễ hội Đền Sóc cũng cam kết sẽ thay đổi hình thức cướp lộc, nên cảnh tranh giành cướp giò hoa tre phản cảm không xuất hiện.
Ban tổ chức lễ hội Đền Bà Chúa Kho 2018 cũng cam kết vấn đề ùn tắc giao thông ở đoạn đường đến Bà Chúa hoàn thành trước Tết Mậu Tuất để người dân đến lễ bái thuận lợi; tiếp tục không đốt vàng mã mà nhập vào kho của nhà đền, sau đó phân phát lộc lại cho người dân…Lễ hội đền Trần (Nam Định) chưa diễn ra sẽ còn canh cánh nỗi lo về phát sinh hình ảnh phản cảm. Nhiều ý kiến cho rằng để tránh phản cảm, nên bỏ lễ phát ấn ở đền Trần (Nam Định), quan điểm của Bộ VHTT&DL thế nào về trường hợp này?- Năm 2014, lễ hội Đền Trần đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tổ chức lễ hội Đền Trần là thể hiện tinh thần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ban tổ chức lễ hội phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa của việc phát ấn, xin ấn và việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, hướng tới sự văn minh, lành mạnh, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội và tổ chức tốt việc phát ấn.Một năm ra nhiều văn bản, thể hiện nhiều động thái ráo riết ngăn chặn các lễ hội chọi trâu bạo lực, nhưng một vài nơi vẫn tái diễn cảnh xẻ thịt trâu thua, bày bán tại lễ hội… Tới đây, Bộ VHTT&DL sẽ làm gì để ngăn chặn hành vi phản cảm trục lợi của một số DN núp bóng lễ hội?- Năm 2017, Bộ VHTT&DL đã có sự vào cuộc quyết liệt cùng các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi hình thức tổ chức lễ hội phù hợp. Trước sự vào cuộc quyết liệt của Bộ VHTT&DL và địa phương, hoạt động tổ chức lễ hội chọi trâu, hội chọi trâu trên cả nước đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể: Năm 2018, tỉnh Yên Bái, tỉnh Tuyên Quang đã không tổ chức lễ hội, hội chọi trâu. Lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ thực hiện nghiêm văn bản chỉ đạo của Bộ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và không bán vé thu tiền vào lễ hội.Năm 2019, Bộ VHTT&DL tiếp tục chỉ đạo các địa phương cương quyết không cấp phép tổ chức lễ hội chọi trâu, hội chọi trâu không phải là lễ hội truyền thống. Đối với lễ hội chọi trâu truyền thống, tiến hành rà soát, kiểm tra hồ sơ về nguồn gốc, quy trình tổ chức hội chọi trâu đảm bảo thực hành đúng nghi lễ truyền thống, quy mô tổ chức; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và lợi ích cá nhân.
Ngoài ra, Ban tổ chức lễ hội chọi trâu phải xây dựng phương án bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người tham gia hội; có hàng rào kiên cố khu vực chọi trâu và có các phương tiện chuyên dụng để phòng ngừa, xử lý những tình huống phát sinh trong tổ chức lễ hội…Xin cảm ơn Thứ trưởng!