Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã "chọc giận" các đồng minh NATO của mình khi cho rằng phương Tây có thể sớm gửi quân tới Ukraine, động thái làm dấy lên nguy cơ một cuộc đối đầu trực tiếp với các lực lượng Nga mà phần còn lại của liên minh từ lâu đã bác bỏ.
Sau đó, Thủ tướng Olaf Scholz của Đức lần lượt làm rõ những chia rẽ mới. Cố gắng biện minh tại sao Đức lại từ chối cung cấp tên lửa mạnh nhất của mình cho Ukraine, mang tên Taurus. Ông ám chỉ rằng Anh, Pháp và Mỹ có thể đang bí mật giúp Ukraine nhắm tới các loại vũ khí tương tự.
Trong khi cả Anh và Pháp đều không đưa ra thông tin chính thức, hay gần như không bao giờ thảo luận về cách triển khai vũ khí của mình, ông Scholz ngay lập tức bị các cựu quan chức cáo buộc tiết lộ "bí mật chiến tranh".
Ben Wallace, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, nói với tờ báo London The Evening Standard: “Hành vi của ông Scholz cho thấy xét về khía cạnh an ninh của châu Âu, ông ấy đã làm sai việc, sai thời điểm”. Tobias Ellwood, ủy viên thuộc ủy ban Quốc phòng tại Hạ viện đã bình luận về Scholz với báo chí Anh bằng mô tả là “ lạm dụng thông tin tình báo”.
Diễn ra vào một tuần khi Tổng thống Vladimir Putin đe dọa nâng nguy cơ xung đột hạt nhân nếu quân NATO tham gia cuộc chiến tại Ukraine, căng thẳng giữa các đồng minh phương Tây đã bộc lộ cách họ đang đấu tranh để duy trì sự thống nhất tại thời điểm chiến sự ở Ukraine rơi vào bế tắc và sự hỗ trợ yếu dần, đặc biệt là Washington.
Đối với NATO, thách thức hiện nay là tìm ra sự kết hợp giữa vũ khí mới và hỗ trợ tài chính mà không dẫn đến đối đầu trực tiếp với ông Putin, trong đó xác định chính xác "lằn ranh đỏ" giữa hai bên. Đó là một lựa chọn đặc biệt khó đối với ông Scholz.
Đức đã cung cấp nhiều vũ khí hơn và hứa viện trợ nhiều hơn cho Ukraine hơn bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ Mỹ, nhưng ông Scholz đã vạch ra giới hạn đối cho tên lửa Taurus, lo ngại điều này có thể làm leo thang xung đột với Nga.