Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thực tập ở nước ngoài

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các buổi học lý thuyết sẽ chuyên về kinh tế, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hệ thống tưới tiêu, hệ thống nhà lưới...; còn thực hành sẽ được làm việc trực tiếp trong các trang trại hiện đại của nông dân.

KTĐT - Các buổi học lý thuyết sẽ chuyên về kinh tế, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hệ thống tưới tiêu, hệ thống nhà lưới...; còn thực hành sẽ được làm việc trực tiếp trong các trang trại hiện đại của nông dân.

Vài năm trở lại đây, SV một số trường đã được tạo điều kiện đi nước ngoài để có cơ hội thực tập tốt hơn. Đây là những chuyến đi đáng nhớ với nhiều bài học từ thực tế, là hành trang tốt để vào đời.

Bùi Văn Khương (ĐH Nông lâm Thái Nguyên) không thể nào quên chuyến đi thực tập về nông nghiệp đáng nhớ ở Israel. Suy nghĩ lúc đầu về một đất nước bom đạn đã thay đổi hoàn toàn khi Khương được đi tham quan những trang trại nông nghiệp do chính các hộ nông dân làm chủ.

Học được trả lương...

Ở Israel, mỗi trang trại có diện tích hàng chục hecta là chuyện bình thường với hệ thống tưới tiêu, nhà kính, nhà lưới được xây dựng theo một quy trình khép kín.

Khương nói: “Tôi học được từ Israel là một nền nông nghiệp phát triển hoàn chỉnh từ đầu vào đến đầu ra. Kể cả việc tưới nước cũng hoàn toàn tự động hóa bằng hệ thống bảng mạch điện tử để giúp tiết kiệm nước đáng kể. Nhiều bài học tôi có được hơn sự mong đợi và thật sự bổ ích cho ngày mai khi tiếp cận đời sống nông dân mình”.

Trong thời gian thực tập ở đây Khương và bạn bè đều được trả công với khoảng 60.000đ/giờ. Sau khi trả tiền vé máy bay và một số chi tiêu cá nhân (toàn bộ học phí, ăn ở được tài trợ), sau 10 tháng thực tập trở về mỗi SV có được trên dưới 70 triệu đồng.

SV ĐH Văn Hiến sau khóa thực tập sáu tháng ở Nhật Bản cũng được trả lương. Đây là chương trình hợp tác giữa ĐH Văn Hiến, Viện Ngôn ngữ quốc tế Á Châu và Trường Đông Phương. Những SV ngành tiếng Nhật được đi thực tế ở hai khách sạn 5 sao tại Tokyo là Keio Plaza và Miyako, cọ xát với văn hóa và tính cách Nhật.

Hà Thái Hiền, SV năm 3 khoa Đông phương học, kể ngày đầu tiên đi làm nhiều bạn phải chạy mới theo được bước đi của người hướng dẫn. Lúc dọn phòng khách sạn, nhóm vừa làm vừa nói chuyện đã được nhắc nhở ngay. Giờ giấc làm việc đúng đến từng phút. Đặng Kim Mạnh cho biết chuyến đi đã giúp bạn rèn luyện được tính kỷ luật và nề nếp làm việc một cách tốt nhất.

Hướng thực tập mới

Nằm trong chương trình hợp tác giữa hai nhà nước Israel và Việt Nam nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng thực hành nông nghiệp cho SV, theo đó SV các trường đã có ký kết tham gia chương trình như ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Nông lâm Thái Nguyên, ĐH Nông nghiệp Hà Nội... sẽ có cơ hội sang Israel - quốc gia có nền nông nghiệp phát triển - thực tập 10 tháng. Trung tâm thực hành nông nghiệp quốc tế Agrostudies của nước bạn sẽ là tổ chức quản lý và hỗ trợ SV VN trong thời gian thực tập.

Mỗi tuần SV sẽ có một ngày học lý thuyết, thời gian còn lại được đi thực hành. SV sẽ được hỗ trợ ăn ở, điện nước và chỉ phải trả tiền vé máy bay cùng học phí nhưng bù lại được trả lương khi đi thực hành, có thể đi làm thêm ngoài giờ.

Các buổi học lý thuyết sẽ chuyên về kinh tế, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hệ thống tưới tiêu, hệ thống nhà lưới...; còn thực hành sẽ được làm việc trực tiếp trong các trang trại hiện đại của nông dân.

Cô Trịnh Minh Hiền, hiệu phó Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết trường đã đặt quan hệ với các trường ĐH có uy tín tại Trung Quốc từ năm 2006, để triển khai chương trình thực tập học kỳ cuối cho SV. Những ngành được đưa đi gồm tiếng Trung, mỹ thuật công nghiệp, quản trị kinh doanh quốc tế và tài chính nhằm giúp SV có điều kiện tiếp cận và học hỏi từ môi trường quốc tế. Mỗi khóa thực tập kéo dài bốn tháng SV sẽ đóng khoảng 22 triệu đồng (gồm toàn bộ chi phí tại nơi đến) và tiền vé máy bay.

Sau ba chuyến đi thành công trước đó, cuối tháng 2 năm nay 67 SV của trường sẽ tiếp tục sang thực tập ở Đài Loan.

“Ở các trường đối tác họ trang bị rất tốt về các phương tiện dành cho SV để học tập và thực hành. Nếu như ở trong nước, SV theo chuyên ngành thiết kế thời trang thường chỉ dừng lại ở bản phác thảo rồi mang chúng ra tiệm may vì thiếu đồ nghề thì ở ĐH Shute (Đài Loan) SV có đầy đủ trang thiết bị để có thể cho ra đời một mẫu thiết kế hoàn chỉnh. Chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ SV sau khi các em về nước nên quyết định duy trì và có hướng mở rộng hơn”, cô Hiền cho biết.

Thầy Đặng Ngọc Lệ, trưởng khoa Đông phương học (ĐH Văn Hiến), cho biết chuyến đi thực tập ở Nhật Bản đầu tiên của chín SV trong khoa có kết quả rất tốt. “Chuyến đi đã tạo cơ hội để SV có thể tiếp xúc trực tiếp với văn hóa đất nước sở tại, liên quan đến ngành học. Không có giáo trình nào tốt hơn bằng cách học trực tiếp” - thầy Lệ nói.

Học và thực tập là một công nghệ

Phan Anh Tuấn, một SV từng đi thực tập ở Đài Loan, cho biết nếu ở VN SV chỉ vẽ mẫu rồi đi chợ mua vải trước khi mang đến nhà may nhờ họ làm thì ở ĐH Shute, SV có thể được thực tập ở tất cả các khâu để cho ra đời một mẫu thiết kế thời trang.

Những công đoạn tưởng chừng không liên quan đến công việc của một nhà thiết kế thời trang như chụp ảnh, trang điểm... cũng được dạy và thực hành kỹ.