Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tiềm năng lớn của các thị trường châu Á

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Không thể phủ nhận, sức tấn công của cơn “sóng thần” tài chính từ tháng 9/2008 là vô cùng mãnh liệt, thế nhưng các nền kinh tế thị trường mới nổi của khu vực châu Á dường như lại không chịu ảnh hưởng nhiều của cơn “sóng thần” tài chính lần này.

KTĐT - Không thể phủ nhận, sức tấn công của cơn “sóng thần” tài chính từ tháng 9/2008 là vô cùng mãnh liệt, thế nhưng các nền kinh tế thị trường mới nổi của khu vực châu Á dường như lại không chịu ảnh hưởng nhiều của cơn “sóng thần” tài chính lần này.

Đây là nhận định chung của các chuyên gia phân tích kinh tế khu vực châu Á.
 
Theo dự báo mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế năm 2009 của các nền kinh tế thị trường mới nổi tại khu vực châu Á, trừ Hàn Quốc và Đài Loan, có thể đạt 6,6%. Sang năm, 2010 và 2011, tăng trưởng kinh tế của khu vực này sẽ vẫn đứng đầu thế giới. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế không lồ còn chưa được khai thác tại khu vực này. Vì thế, lời khuyên cho các nhà đầu tư mưu cầu tăng trưởng là không thể xem nhẹ tiềm năng đầu tư tại khu vực châu Á trong thời gian tới.
 
Các chuyên gia kinh tế .cho rằng trong số các nền kinh tế mới nổi tại khu vực châu Á,  nổi bật nhất vẫn là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo sau đó là các nền kinh tế công nghiệp mới như Malaysia và Thái Lan, còn các khu vực có tiềm năng phát triển không thể xem nhẹ là Indonesia, Philippines và Pakistan. Ngoài các thị trường mà các nhà đầu tư đã khá quen thuộc như trên ra, tại khu vực châu Á còn có các thị trường bắt đầu lộ diện như Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka. Đặc điểm chung của các thị trường mới nổi tại khu vực châu Á là dân số trẻ hơn rất nhiều so với các thị trường đã phát triển. Hiên nay, tại châu Á, số người 25 tuổi trở xuống chiếm khoảng từ 40% - 60%, ở mỗi nước khác nhau. Bên cạnh đó dân số trong độ tuổi lao động cũng cao hơn rất nhiều so với dân số đã hết tuổi lao động. Điều này không chỉ cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các thị trường mới nổi, mà cùng với thu nhập gia đình gia tăng, lượng dân số trẻ chính là trụ cột thúc đẩy tiêu dùng, góp phần tăng trưởng kinh tế…
 
Một tiềm năng khác là sức tiêu thụ lớn của các thị trường châu Á. Tại các thị trường đã phát triển, mặt hàng tiêu dùng phải có gần như đã bão hòa, thì tại các thị trường mới nổi khu vực châu Á, các mặt hàng này vẫn có sự tiêu thụ lớn. Ví như mặt hàng ti vi, tại Mỹ và châu Âu có tới hơn 95% gia đình có ti vi, tại Hồng Công, con số này cơ bản là 100%. Thế nhưng ở các thị trường mới nổi châu Á như Ấn Độ, Philippines và Indonesia, mới chỉ có khoảng từ 50% - 60%. Còn điện thoại di động, tại Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc, trong 100 người thì mới có từ 20 – 40 người có điện thoại di động. Tỷ lệ này của máy tính càng thấp hơn, so với Mỹ cứ 100 người thì có tới 81 người có máy tính, Indonesia chỉ có 2 người, Trung Quốc có 6 người, Thái Lan khá hơn cũng chỉ có 7 người có máy tính trên 100 người… Còn ô tô, Ân Độ cũng mới chỉ có 8/1.000 người có ô tô, Trung Quốc cao hơn nhưng cũng chỉ 18/1.000 người có ô tô, trong khi đó con số này của Đức là hơn 560/1.000 người có ô tô. Từ thực tế này đã cho thấy, tại các thị trường mới nổi của khu vực châu Á, đang có tiềm năng tiêu dùng khồng lồ chờ các nhà đầu tư khai thác. 
 
Các chuyên gia phân tích kinh tế nêu rõ, ngoài tiềm năng thị trừong tiêu dùng còn chưa được khai thác ra, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ cũng là một động lực chủ yếu thực đẩy tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi trong khu vực châu Á. Trong đó, điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước này đang thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, nhằm tăng cường liên kết mạng lưới giao thông vận tải giữa thành thị và nông thôn. Đương nhiên, điều này sẽ có lợi cho hoạt động kinh tế mở rộng ra khắp các vùng, thúc đẩy kinh tế phát triển đồng hơn. 
         
Gần đây, từ những tín hiệu phục hồi tăng trưởng của kinh tế  toàn cầu, có tới 90% ngành nghề thuộc các thị trường mới nổi tại khu vực châu Á đã tiến hành điều chỉnh tăng dự tính lợi nhuận trong những tháng tới. Thực tế này đã đủ để chứng minh viễn cảnh phát triển kinh tế của khu vực là khá sáng sủa. Có thể nói, khu vực các nền kinh tế thị trường mới nổi tại châu Á hiện đang là sự lựa chọn số một cho điểm đến của các nhà đầu tư toàn cầu.