Sáng 22/5, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã chính thức khai mạc. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017.
Trong đó, nội dung trọng tâm là vấn đề về việc cơ cấu lại DN nhà nước và xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ lớn.Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Báo cáo cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, xác định, đánh giá, kiểm tra thực địa; đề ra nguyên tắc và xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án cụ thể. Đến nay, một số dự án bước đầu đã có chuyển biến như các nhà máy sản xuất phân bón và Nhà máy thép tại Lào Cai.Theo số liệu, tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án nói trên là 43,6 nghìn tỷ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 22,56%; vốn vay chiếm 74,6%; còn lại 2,84% là từ các nguồn khác.Tổng số lỗ lũy kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm 31/12/2016 là 16,1 nghìn tỷ đồng, tổng số vốn chủ sở hữu của các nhà máy này còn lại là gần 4 nghìn tỷ đồng.Tổng tài sản của 12 dự án là 57,7 nghìn tỷ đồng; tổng nợ phải trả là 55 nghìn tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân của 3 dự án dở dang, đang bị dừng thi công là 8,6 nghìn tỷ đồng, trên tổng nguồn thanh toán dự kiến là 13 nghìn tỷ đồng.Đối với những dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty liên quan thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập trung giải quyết các tồn đọng, vướng mắc; có giải pháp phù hợp xử lý về tài chính theo nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro đối với từng dự án, không sử dụng nguồn hỗ trợ từ NSNN; tạo thuận lợi để chuyển nhượng cho các đối tác bên ngoài.Đối với các dự án phục hồi được, phải đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường quản trị DN và thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm lỗ và tiến tới có lãi.Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thực hiện xử phạt hành vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Luật An toàn thực phẩm của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas). Số tiền phạt là 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, đối với các tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội mà Vinastas đã phát hành xung quanh vụ "nước mắm nhiễm asen", Vinastas sẽ phải tự thu hồi và tiêu hủy. Vinastas phải thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày 23/5/2017.Trước đó, tháng 4/2017, Vinastas đã có quyết định cách chức đối với ông Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Hội do những sai phạm liên quan tới kết quả khảo sát nước mắm nhiễm asen. Ông Vương Ngọc Tuấn là một thành viên tham gia đoàn khảo sát của Vinastas về nước mắm truyền thống và là người công bố kết quả đầy phản cảm ngày 17/10/2016.Tổng Cục Thuế mới đây đã ban hành văn bản yêu cầu cục thuế các địa phương làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương để rà soát, xác định các thương hiệu bán lẻ trên địa bàn và xác định chủ sở hữu.
Cụ thể, cơ quan thuế sẽ thực hiện thanh tra một số nội dung như: Thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu liên quan đến các DN bán lẻ trong thời kỳ 5 năm (2012 - 2016) và sẽ thực hiện thanh tra các năm chưa được thanh, kiểm tra thuế.Tổng Cục Thuế cũng lưu ý một số nội dung thanh kiểm tra như việc sử dụng thương hiệu dưới hình thức nhượng quyền thương mại hoặc chuyển quyền sở hữu nhưng chưa đăng ký với cơ quan quản lý, chưa kê khai nộp thuế chuyển nhượng vốn giữa các chủ sở hữu theo quy định.Ngoài ra, Tổng Cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế rà soát chi phí dịch vụ mà các DN này trả cho các công ty mẹ ở nước ngoài nhưng không chứng minh được dịch vụ tư vấn đã được thực hiện, hoặc dịch vụ không phục vụ cho sản xuất của DN Việt Nam…Nội dung này được đưa ra trong Dự thảo Nghị định Quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Dự thảo sẽ được đưa ra lấy ý kiến của các bên liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Cụ thể, điều kiện kinh doanh đối với DN nhập khẩu ô tô nguyên chiếc là bắt buộc phải có ít nhất một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phù hợp với loại ô tô nhập khẩu và đủ điều kiện theo quy định.Cơ sở này có thể thuộc sở hữu của DN hoặc do DN ký hợp đồng thuê hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng với thời hạn tối thiểu 3 năm. Ngoài ra, cơ sở thuộc hệ thống phân phối của DN cũng được tính là đủ điều kiện.Không những thế, DN phải cam kết bằng văn bản về việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, thu hồi ô tô nhập khẩu. Mọi chi phí liên quan đến những việc trên DN sản xuất, lắp ráp cũng như nhập khẩu ô tô phải thực hiện và chi trả.Đáng chú ý, sau ngày 1/7/2020, tất các các DN nhập khẩu ô tô phải sở hữu tối thiểu một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đủ điều kiện như quy định tại Nghị định này.Dự thảo Nghị định cũng đưa ra cam kết, kể từ ngày nhận hồ sơ, trong 7 ngày làm việc, Bộ Công Thương sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở bảo hành, bảo dưỡng của DN nhập khẩu xe nguyên chiếc theo quy định.Nếu DN đáp ứng được điều kiện, sau 7 ngày làm việc tiếp theo Bộ Công Thương sẽ cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho DN. Như vậy, tối đa 14 ngày, DN nhập khẩu xe đủ điều kiện sẽ được cấp phép.