Cổ phần hóa 45 doanh nghiệp nhà nước trong năm 2017
Trong năm 2017, theo dự kiến, cả nước sẽ phải cổ phần hóa 45 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong tổng số 137 DNNN theo lộ trình đến 2020.
Riêng 6 tháng đầu năm, cả nước mới chỉ hoàn thành cổ phần hóa 6 DNNN và đã công bố giá trị DN, đang xây dựng phương án cổ phần hóa để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 14 DN. Dự kiến sẽ hoàn thành cổ phần hóa 40 DN trong tổng số 45 DN của kế hoạch năm.
Về việc thoái vốn Nhà nước tại 12 DN quy mô lớn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện có 11 DN đã niêm yết.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, không phải chờ gì cả mà cần nhanh chóng CPH, thoái hóa vốn, trừ những DN 100% vốn nhà nước như các DN của quân đội. “Chỉ có CPH mới nâng cao được năng lực, tránh dự án nọ, dự án kia” - ông Hiếu cho hay.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường cho biết, các DN thuộc Bộ trước đây có 116 DN, nay còn 88 DN.
Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính công khai việc xử lý các DN sau cổ phần hóa không đăng ký trên thị chứng khoán; Ban Chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương đẩy nhanh tiến độ xử lý 12 nhà máy, dự án thua lỗ của ngành công thương; các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các kế hoạch thoái vốn, cổ phần hóa thuộc phạm vi quản lý.
Tháo nút thắt ngân hàng giữ Giấy đăng ký xe trả góp
Thực tiễn thực hiện quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP) về bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với bên nhận thế chấp.
Điều này có thể dẫn tới các TCTD phải ngừng cho vay có thế chấp bằng phương tiện giao thông vận tải. Khi đó, người dân, doanh nghiệp sẽ không còn có cơ hội để vay vốn; bị giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Trên cơ sở quy định của Bộ Luật dân sự 2015 và để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho người dân và các TCTD thực hiện hoạt động vay và đi vay thuận lợi, đảm bảo quyền lợi của bên nhận thế chấp, ngày 12/7/2017, Thống đốc NHNN đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp (Văn bản số 5487/NHNN-PC) đề nghị Bộ Tư pháp hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP theo hướng quy định bên nhận thế chấp có quyền giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự 2015.
Đồng thời, trong thời gian chờ Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 11/2012/NĐ-CP, NHNN cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các cấp cho phép người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông có xác nhận của TCTD khi lưu thông phương tiện giao thông.
SCIC chính thức được rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới
Đáng chú ý, theo Quyết định 1001, có 4 DN mà SCIC được phép chủ động bán vốn trong giai đoạn 2017 - 2020 là: CTCP Đầu tư Việt Nam - Oman; CTCP Tư vấn đầu tư và đầu tư Việt Nam; CTCP Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư Bảo Việt SCIC.
Liên quan đến CTCP Tháp truyền hình Việt Nam, được biết, DN này được cấp giấy chứng nhận đăng ký vào cuối năm 2015 với số vốn điều lệ 600 tỷ đồng, song theo báo cáo của VTV, đến nay 3 đơn vị góp vốn (gồm SCIC, VTV và Tập đoàn BRG của nữ đại gia Nguyễn Thị Nga) mới góp được 150 tỷ đồng.
Dự án Tháp truyền hình Việt Nam được Thủ tướng đồng ý về chủ trương nghiên cứu, hợp tác đầu tư từ đầu năm 2015. Tháp này có độ cao dự kiến là 636m, cao hơn tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree ở Tokyo - Nhật Bản (634m) và tháp truyền hình Quảng Châu - Trung Quốc (600m) nếu được xây dựng thì sẽ trở thành tháp truyền hình cao nhất thế giới.
Hà Nội: 147 doanh nghiệp nợ hơn 63 tỷ đồng tiền thuế
Trong đó, có 145 doanh nghiệp nợ 58,48 tỷ đồng tiền thuế, phí và 5 đơn vị nợ 4,96 tỷ đồng tiền thuê đất. Các doanh nghiệp nợ thuế với số nợ từ 9 triệu đồng đến 2.504 triệu đồng.
Trong số các doanh nghiệp nợ tiền thuê đất, Công ty CP Minh Xuân (phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội có số nợ cao nhất, lên đến 3.176 triệu đồng. Tiếp đến là Công ty CP Bất động sản thương mại và dịch vụ Quang Chung (ngõ 219 Trung Kính, Hà Nội) nợ 922 triệu đồng.
Ngoài ra, Công ty TNHH Đức Hải Thanh (128C Đại La) nợ 650 triệu đồng; Công ty TNHH Lê Giang (11 Hàng Đồng) nợ 131 triệu đồng; Công ty CP Xuất nhập khẩu Đồng Tiến (110 Hàng Gai) nợ 85 triệu đồng.
Đáng chú ý, doanh nghiệp có số tiền nợ thuế, phí lớn nhất là Công ty CP Sản xuất Thương mại và Xây dựng Long Giang (Số 9, ngách 97/1, phố Chính Kinh, Phường Nhân Chính,Quận Thanh Xuân, Hà Nội), với số tiền nợ thuế hơn là 2,504 tỷ đồng.
Tiếp đó là Công ty CP Đầu tư Xây lắp Công Trình Việt (Km 10 Quốc lộ 3, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) nợ thuế 2,46 tỷ đồng.