Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tìm kiếm các giải pháp bảo vệ kinh tế toàn cầu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tuần qua được đánh giá là tuần bận rộn của các quan chức kinh tế-tài chính thế giới khi nhiều Hội nghị kinh tế quốc tế quan trọng được tổ chức.

KTĐT - Tuần qua được đánh giá là tuần bận rộn của các quan chức kinh tế-tài chính thế giới khi nhiều Hội nghị kinh tế quốc tế quan trọng được tổ chức.

Tại Trung Quốc, Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) đã cam kết ủng hộ cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế nhằm thiết lập một hệ thống dự trữ tiền tệ quốc tế qui mô lớn; hối thúc tăng cường giám sát tài chính nhằm phát triển lành mạnh của các thị trường tài chính toàn cầu; kêu gọi các nền kinh tế đang nổi chú ý những rủi ro của các luồng vốn đầu tư ồ ạt qua biên giới…. Trong tuần, các Bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng trung ương của G20 đã đồng ý về những thước đo đánh giá mức độ mất cân bằng kinh tế của các nước trên thế giới. Theo đó, tất cả các nền kinh tế lớn sẽ được đánh giá bằng những thước đo này và các báo cáo đầu tiên sẽ được đưa ra trong tháng 10 tới. Cũng tuần qua, Liên minh châu Âu (EU) và IMF cũng đã tiến hành các cuộc tiếp xúc với Chính phủ Bồ Đào Nha nhằm nhanh chóng đưa ra một gói giải cứu nhằm giúp Lisbon tránh bị vỡ nợ.

Liên quan đến tình hình ở Libya, đại diện Nhóm Tiếp xúc quốc tế đã nhóm họp tại Quatar hôm 13/4 nhằm tìm kiếm một giải pháp cho tình hình tại Libya hiện nay, tuy nhiên cuộc họp không đem lại kết quả như mong đợi. Vài ngày sau đó, Ngoại trưởng các nước NATO cũng nhóm họp tại Đức mà không đạt được đồng thuận để gia tăng không kích tại Libya. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên NATO công khai mục tiêu lật đổ đại tá Gadhafi. Trong khi đó, tình hình căng thẳng tại Yemen có thể sẽ nhanh chóng "hạ nhiệt" khi Mỹ và EU quyết định bảo trợ một thỏa thuận mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng của quốc gia này trong vòng 30 ngày.


Tại Nhật Bản, mặc dù công tác khắc phục sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I tiếp tục được khẩn trương tiến hành nhưng lượng phóng xạ bị rò rỉ từ nhà máy này đã liên tục tăng cao khiến các cơ quan chức năng của nước này phải nâng mức độ nguy hiểm lên cấp 7-ngang với mức báo động của thảm hoạ hạt nhân tại Chernobyl. Theo số liệu mới nhất từ Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), lượng phóng xạ I-131 trong các mẫu nước biển cách nhà máy điện hạt nhân 30km về phía đông tăng lên 4 lần mức giới hạn cho phép. TEPCO cũng khẳng định hiện không có chỗ rò rỉ nước phóng xạ ra biển mới nào được phát hiện.