Bài 1: Tin giả, mặt trái của mạng xã hộiBài 2: Nhiều bài học nhãn tiềnBài 3: Thế giới tuyên chiến với tin giảBài 4: Nan giải cho cơ quan quản lýBài cuối: Cần một “bàn tay sắt”
Cách làm từ Trung Quốc
Tại đa phần các quốc gia mà Facebook có mặt, MXH này đang hoạt động với "luật của chính mình" khi luôn bỏ qua nhiều quy định pháp luật của nước sở tại. Ở Việt Nam MXH này thời gian qua mặc sức dung túng tin giả, tin sai sự thật, buôn bán hàng cấm, thậm chí là làm ngơ trước những thông tin chống phá Nhà nước ... đây đều là những hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Việt Nam.Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một trường hợp đặc biệt, tại đây, Facebook bị cấm cửa hoàn toàn. Gần một thập kỷ (từ 2009), hàng loạt các dịch vụ trực tuyến đình đám thế giới trong đó có Facebook đã tìm mọi cách để gia nhập thị trường internet đông dân nhất thế giới nhưng liên tục thất bại khi không chịu tuân thủ các quy định pháp luật của quốc gia này.
Cụ thể, vào năm 2009, sau sự kiện bạo loạn tại khu vực Tân Cương, Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh chặn toàn bộ Facebook tại quốc gia này, với lý do lãnh đạo các cuộc bạo động đã dùng MXH để đưa các thông tin sai sự thật nhằm xúi giục gây rối. Và cũng từ đó đến nay, Facebook liên tục đưa ra các phương án thỏa hiệp, thậm chí CEO của họ, Mark Zuckerberg, cũng nhiều lần xuất hiện ở Trung Quốc nhằm cải thiện hình ảnh cũng như các vấn đề liên quan tới pháp lý. Nhưng câu trả lời vẫn là: Không.Chia sẻ trước giới truyền thông về trường hợp của Facebook, một quan chức cấp cao trong bộ máy chính quyền Trung Quốc từng khẳng định: Chúng tôi chào đón sự hợp tác với các MXH trên thế giới với một cách tiếp cận mở, đặc biệt là với Facebook nhưng điều quan trọng là họ phải tôn trọng pháp luật và các quy định tại Trung Quốc. Theo đó Chính quyền Trung Quốc yêu cầu Facebook phải xác định danh tính thực của người sử dụng trước khi cho phép họ đăng các nội dung và bình luận lên MXH. Bên cạnh đó, nhà cung cấp MXH phải chủ động tăng cường giám sát các thông tin được người dùng đăng tải. Trong trường hợp phát hiện các thông tin bất hợp pháp, trái pháp luật phải lập tức gỡ bỏ, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước biết.Không chỉ vậy, các dịch vụ MXH hoạt động tại Trung Quốc bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu của người dùng nước này trên các máy chủ được đặt tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Đặc biệt, chính quyền hoàn toàn có thể can thiệp vào hệ thống dữ liệu trên trong trường hợp cần thiết. Nếu MXH không tuân thủ, mức hình phạt sẽ rất nặng từ khoảng 150.000 USD cho đến bị cấm hoạt động.Ý thức được hậu quả nặng nề do tin giả, tin sai sự thật có thể gây ra, chính quyền Trung Quốc đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với nhiều biện pháp mạnh tay từ áp dụng công nghệ cho đến hệ thống luật pháp. Hàng loạt các cơ quan như Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin... đều tham gia kiểm duyệt đối với mọi MXH đang hoạt động. Thậm chí, tới năm 2014, một nhóm chiến lược cấp cao được lập ra với tên "Nhóm lãnh đạo trung ương về an ninh internet và thông tin" do chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng đầu nhằm tăng cường công tác kiểm duyệt internet nói chung và MXH nói riêng.Áp dụng vào Việt NamCó thể thấy thái độ cứng rắn của chính quyền Trung Quốc trước các MXH nước ngoài nói chung và Facebook nói riêng đã đem lại hiệu quả tích cực khi đảm bảo được chủ quyền không gian mạng cũng như sự an toàn của người dùng internet tại quốc gia này. Các hành động vi phạm pháp luật nước sở tại mà Facebook thường xuyên dung túng tại nhiều quốc gia khác, có cả Việt Nam, đã được chặn đứng hoàn toàn dựa trên sự kết hợp của pháp luật cùng biện pháp can thiệp kỹ thuật.Cần phải khẳng định, việc có hay không có Facebook cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới người dùng internet tại một quốc gia và Trung Quốc hiện là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định này. Sau nhiều năm cấm cửa MXH số một thế giới, đất nước này đã sản sinh ra một "thế hệ trưởng thành không cần Facebook". Thậm chí, phần lớn giới trẻ Trung Quốc còn không biết đến Facebook, ngay cả khi họ được cung cấp những công cụ để qua mặt các khâu kiểm duyệt thì cũng không mấy người mặn mà việc sử dụng chúng. Sở dĩ có được kết quả như trên là do thị trường internet nội địa của Trung Quốc đã có đầy đủ những dịch vụ đủ sức thay thế những tên tuổi lớn như Facebook hay Google. Có thể kể đến như ứng dụng nhắn tin WeChat, MXH Weibo, xem video Youku hay công cụ tìm kiểm Baidu… Tới thời điểm này, hầu hết các dịch vụ internet quốc tế đều có một phiên bản Trung Quốc do chính các công ty nội địa làm ra để thỏa mãn nhu cầu của người dùng nước này.Với nhiều nét tương đồng, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi từ cách mà Trung Quốc đã thực hiện để khiến Facebook phải chấp nhận "chơi" theo luật của nước sở tại. Hiện tại Việt Nam cũng đã có đầy đủ hành lang pháp lý cũng như công cụ kỹ thuật để thực hiện những điều tương tự. Bên cạnh đó, hệ sinh thái internet của Việt Nam cũng có nhiều ứng dụng có thể thay thế Facebook trong tương lai như trình nhắn tin Zalo, MXH VietNamTa, video trực tuyến ClipTV...Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT) Lê Quang Tự Do cho biết, hiện phía Bộ TT&TT đang yêu cầu Facebook phải thực hiện định danh cho người dùng tại Việt Nam. Theo đó, người dùng của MXH này bắt buộc phải khai đầy đủ tên thật, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân. Nếu thực hiện được điều này, nạn tin nhắn giả, tin sai sự thật sẽ được hạn chế đáng kể, bởi lúc đó mỗi người dùng Facebook tại Việt Nam sẽ ý thức hơn tới trách nhiệm mà mình phải thực hiện khi đăng tải bất kỳ thông tin gì lên MXH.
Mặt trái của Facebook, đặc biệt là vấn nạn tin giả tràn lan đang đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý nhà nước. Bởi những thông tin sai lệch này không chỉ tác động tiêu cực tới tổ chức, cá nhân mà còn có thể gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thậm chí đe dọa đến lợi ích quốc gia.Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT) Lê Quang Tự Do |