Tham dự buổi giao lưu - tọa đàm trực tuyến hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của đại diện:
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc NHNN chi nhánh Hà Nội
Ông Trần Quốc Định - Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội
Bà Nguyễn Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch TP Hà Nội
Ông Lê Văn Quân - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV Hà Nội
Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Về phía Hiệp hội DNNVV TP Hà Nội có: Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội; Bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội DNNVV Hà Nội.
Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban hội viên Hiệp hội DN nghành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội.
Tham dự buổi Tọa đàm trực tuyến hôm nay còn có đại diện các doanh nghiệp: Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ; Công ty CP Công nghệ tin học EFY Việt Nam; Công ty CP đầu tư và phát triển Tân Á Đại Thành; Công ty CP tập đoàn Sunhosue; Công ty CP VNTower; Công ty CP XNK Nông sản Thực phẩm Việt Nam; Công ty TNHH Minh Phương.
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội cho biết: “Nghị quyết 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển, trong đó có DN nhỏ và vừa chiếm 97% số lượng doanh nghiệp của cả nước, được đánh giá như một luồng gió mới tạo động lực khuyến khích DN phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ông Nguyễn Minh Đức - Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 30/7/2016 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN, nâng cao năng lực cạnh tranh hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020. Trong đó để đạt mục tiêu là địa phương tiên phong trong cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, Kế hoạch đã đề ra những giải pháp chủ yếu gồm:
1. Rút ngắn thời gian đăng ký thành lập DN, tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổ mới sáng tạo.
2. Cải thiện việc tiếp cận các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: Đất đai, vốn, lao động, công nghệ.
3. Giảm thời gian, chi phí thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: Thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tiếp cận điện năng.
4. Rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản, bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân và DN.
5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng, tranh chấp phá sản DN.
6. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực sẵn sàng hội nhập quốc tế.
7. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của TP.
Kết quả bước đầu ghi nhận, trong quý I, trên địa bàn TP đã có 5.800 DN được thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 39,8 nghìn tỷ đồng tăng 12% về số DN và 7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Đến nay khoảng 68% doanh nghiệp đăng ký qua mạng. Cùng với sự gia tăng về số lượng DN thành lập mới, số vốn đăng ký, cộng đồng DN cũng ghi nhận những chuyển biến trong cải cách thủ tục hành chính, quy trình thực hiện trong lĩnh vực thuế, hải quan, hỗ trợ, xúc tiến đầu tư… Đặc biệt là sự chuyển biến rõ nét về thái độ phục vụ và ứng xử của cán bộ công chức. Việc thành lập DN đã rút ngắn thời gian xuống còn 3 ngày, công tác cấp phép và giấy chứng nhận của ngành công thương đã có nhiều đổi mới tạo thuận lợi cho DN, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cải thiện hơn.
Các đại biểu tham gia buổi tọa đàm trực tuyến. |
Ngoài ra, ngành ngân hàng đã tháo gỡ nhiều cho DN về thủ tục vay vốn bằng giải pháp cùng DN xây dựng dự án và phương án sản xuất kinh doanh, ngành thuế và hải quan đã đổi mới nhiều trong thủ tục làm giảm thời gian cho DN. Những nỗ lực trên đã góp phần giúp chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội năm 2016 tăng 10 bậc so với bảng xếp hạng PCI năm 2015 và lần đầu tiên sau nhiều năm đã vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành Tốt và ở vị trí 14 trong 63 tỉnh, TP. Thu hút đầu tư xã hội cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cao...
Đánh giá lại những nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp trong việc hỗ trợ DN thiết thực hơn trong thời gian tới là những nội dung chính của buổi Tọa đàm trực tuyến “Nghị quyết 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển DN: Hiệu quả và những giải pháp” hôm nay do báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội tổ chức. Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều DN trên địa bàn, các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và Hà Nội".
Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội cho biết: "Theo đánh giá của các DN, các sở,ban, ngành của TP đã có nhiều chuyển biến trong thủ tục hành chính, luôn tạo điều kiện cho DN, các DN đã nhận thấy sự chuyển biến rõ nét về thái độ phục vụ và ứng xử của cán bộ công chức. Việc thành lập DN đã rút ngắn thời gian xuống còn 3 ngày, công tác cấp phép và giấy chứng nhận của ngành công thương đã có nhiều đổi mới tạo thuận lợi cho DN, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cải thiện hơn.
Ngoài ra, ngành ngân hàng đã tháo gỡ nhiều cho DN về thủ tục vay vốn bằng giải pháp cùng DN xây dựng dự án và phương án sản xuất kinh doanh, ngành thuế và hải quan đã đổi mới nhiều trong thủ tục làm giảm thời gian cho DN.
Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Tất nhiên, điều này là chưa đủ. Cải cách chỉ thực sự thành công khi từng công chức làm việc này bằng ý thức của trách nhiệm và sự thôi thúc từ trái tim, chứ không chỉ do mệnh lệnh từ cấp trên. Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế - xã hội thì phải đẩy mạnh phát triển và hỗ trợ cho DN. Nói theo nghĩa rộng, bản thân Nghị quyết 19 nằm trong Nghị quyết 35, Nghị quyết 19 có thể coi như là một nội dung của Nghị quyết 35. Bởi Nghị quyết 19 đề cập tới vấn đề cải cách môi trường còn Nghị quyết 35 triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết. Tất cả đều hướng tới mục tiêu tiến tới năm 2020 có tổi thiểu 1 triệu DN hoạt động. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã có những quyết sách quan trọng đó là: Chính Phủ kiến tạo - Chính Phủ phục vụ - Chính phủ hành động vì người dân và vì DN, để đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi nhất cho DN".
Phát biểu kết thúc buổi giao lưu - tọa đàm trực tuyến, Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức khẳng định: "Sau gần 3 giờ đồng hồ, chúng ta đã thực hiện xong cuộc giao lưu - tọa đàm trực tuyến, với nhiều nội dung được các vị khách mời nêu lên:
Thứ nhất, đa số các ý kiến khẳng định và đánh giá cao kết quả đã làm được của TP Hà Nội trong việc thực hiện NQ35 của Chính phủ về hỗ trợ DN phát triển; TP đã quyết liệt tháo gỡ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho DN.Thứ hai, các cơ quan ban ngành của TP đã có những chuyển động rất mạnh mẽ trong cải cách hành chính, đầu tư, chính sách đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, hỗ trợ DN, chính sách đất đai đã nâng cao, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của TP Hà Nội... Chúng ta hy vọng trong thời gian tới, môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội tiếp tục phát triển.Thứ ba, qua thực hiện nghị quyết 35 đã tạo ra tinh thần doanh nghiệp đặc biệt DN vừa và nhỏ, DN tư nhân có nhận thức mới, đổi mới trong sản xuất kinh doanh, đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển của TP, các DN cũng ghi nhận sự thay đổi của TP, TP đã có chính sách cụ thể giúp đỡ DN, qua đó môi trường kinh doanh tiếp tục hiệu quả và phát triển.Thứ tư, chúng tôi đánh giá cao các kiến nghị của DN và Hiệp hội về tăng cường các diễn đàn của DN và hiệp hội trong việc kiến nghị, bổ sung cơ chế chính sách và nhưng khó khăn vướng mắc cụ thể của các DN thông qua kênh báo chí, từ đó sẽ hỗ trợ cho các DN để giải quyết nhanh nhất vướng mắc của DN. Các hiệp hội và cơ quan báo chí, báo Kinh tế & Đô thị cần có chương trình đồng hành khởi nghiệp quốc gia, phối hợp cơ quan ban ngành, tổ chức, DN, ngân hàng để các dự án tiềm năng được truyền thông, quảng bá, đánh giá và được hỗ trợ để trở thành những dịch vụ, sản phẩm mang lại lợi ích cho xã hội.Thứ năm, các DN kiến nghị cơ quan TP cần có cơ chế hỗ trợ DN quảng bá thông tin, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của TP Hà Nội, đặc biệt là hội nhập quốc tế một cách thành công. Chúng tôi là những cơ quan báo chí có cơ hội tiếp xúc cộng đồng DN thì chúng tôi khẳng định tinh thần hội nhập của DN Việt Nam thua kém các DN trong khu vực và trên thế giới. Các DN nước ngoài thường coi tính chuyên nghiệp hội nhập rất cao, thị trường toàn cầu, tiếp xúc, quảng bá sản phẩm đều rất chuyên nghiêp, đề nghị hiệp hội cần có chương trình cụ thể để nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho các DN Việt Nam và DN Hà Nội.Chúng tôi xin cảm ơn các DN và hiệp hội đã có đề nghị để hàng tháng có giao lưu - tọa đàm trực tuyến để cùng lắng nghe và giải quyết vướng mắc cho DN, phản ánh vướng mắc đến lãnh đạo TP. Trên cơ sở này, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức các buổi tọa đàm cụ thể, sâu hơn về các vấn đề để giúp các DN giải quyết được thắc mắc, khó khăn".-
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu
-
Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV Hà Nội
Ông Lê Văn Quân
-
Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ
Ông Chu Đức Lượng
-
Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội
Ông Trần Quốc Định
-
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội
Ông Mạc Quốc Anh
-
Trưởng ban cố vấn Hiệp hội DNNVV Hà Nội.
Bà Trịnh Thị Ngân
-
Giám đốc NHNN chi nhánh Hà Nội
Ông Nguyễn Minh Tuấn
-
Công ty CP Tập đoàn Sunhouse
Ông Nguyễn Anh Phương
-
Công ty CP XNK Nông sản Thực phẩm Việt Nam
Bà Trần Thị Thu Hằng
-
Phó Chủ tịch, Trưởng Ban hội viên Hiệp hội DN nghành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội
Ông Nguyễn Vân
-
Công ty TNHH Minh Phương
Ông Tạ Tương Huỳnh
-
Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch TP Hà Nội
Bà Nguyễn Thị Mai Anh
-
Công ty Hà Yến
Bà Nguyễn Mai Dung
-
Công ty CP Công nghệ tin học EFY Việt Nam
Ông Hoàng Văn Thuấn
Thời gian qua, để hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 35 của Chính phủ, Cục Hải quan TP Hà Nội đã có nhữnggiải pháp cụ thể nào, đề xuất kiến nghị để hõ trợ DN tốt hơn?
Mặc dù mới thành lập được một thời gian ngắn nhưng Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch TP Hà Nội (HPA) đã trở thành đơn vị hỗ trợ rất tốt cho các DN trên địa bàn Thủ đô. Xin bà cho biết HPA đã có những hoạt động cụ thể nào để hỗ trợ DN trong việc này?
Ông nhận xét thế nào về lãi suất hiện nay, nhất là khi DN vẫn luôn mong muốn lãi suất giảm thêm để góp phần giảm bớt được chi phí?
Ông có thể chia sẻ về việc Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp như thế nào trong thời gian qua?
Để làm tốt hơn, DN cần gì ở cơ chế, chính sách?
Bà Trần Thị Thu Hằng có kiến nghị gì để giúp đỡ DN sản xuất nông nghiệp sạch ngày càng phát triển?
Thưa ông, ngành ngân hàng Hà Nội đã làm gì để hưởng ứng Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN?
Đối với DN của mình, EFY cảm nhận chung về sự chuyển biến này như thế nào?
Về lĩnh vực đăng ký DN, năm 2016 Sở quyết liệt thực hiện giảm TTHC, giảm thời gian đăng ký thành lập DN; thực hiện chương trình 36A về Chính phủ điện tử.
Năm 2016, số DN thành lập mới tại Hà Nội đạt mức cao nhất trừ trước đến nay là 22.666 DN, trong đó, trên 50% đăng ký qua mạng. Trong 4 tháng đầu năm 2017, Hà Nội có trên 8.000 DN thành lập mới, trong đó trên 70% đăng ký qua mạng, nâng tổng số DN trên địa bàn Hà Nội trên 215.000 DN.
Khác với cách nộp hồ sơ truyền thống, hồ sơ qua mạng chỉ giải quyết trong 2 ngày làm việc, rút ngắn 1 ngày so với hồ sơ truyền thống (3 ngày). Sở KH&ĐT Hà Nội quán triệt cán bộ, công chức lấy tinh thần phục vụ, hỗ trợ DN để công tác, do vậy, cán bộ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho DN trong thực hiện thủ tục đăng ký DN, giảm thời gian đi lại và chi phí cho DN.