Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải tin tưởng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sẽ nắm bắt cơ hội đầu tư thuận lợi đang mở ra từ Thành phố đầy tiềm năng và có sức hấp dẫn đặc biệt với gần 10 triệu dân đang hội nhập kinh tế sâu rộng và phát triển nhanh, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế. |
Trong chương trình hợp tác đầu tư vì sự phát triển của Thành phố Hà Nội năm 2017, Thành phố đã giới thiệu danh mục 136 dự án đến các nhà đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến 1,1 triệu tỷ đồng; cùng các nhà đầu tư ký biên bản ghi nhớ với kinh phí dự kiến thực hiện là 134,79 nghìn tỷ đồng; đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 48 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 74,37 nghìn tỷ đồng. Đây là đại điện cho các dự án tiêu biểu cho mọi lĩnh vực của Thành phố (số vốn này gấp 2 lần so với cân đối ngân sách của Thành phố đầu tư trong năm 2017). Thành phố Hà Nội xác định, đây là nguồn lực rất quan trọng bên cạnh nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và các năm tiếp theo. Phát huy kết quả của chương trình hợp tác đầu tư năm 2016, ngay sau Hội nghị này, Thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động, tích cực triển khai thực hiện các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các các doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả; Hà Nội cam kết luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp.
Với tinh thần đó, Hà Nội tin tưởng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sẽ nắm bắt cơ hội đầu tư thuận lợi đang mở ra từ Thành phố đầy tiềm năng và có sức hấp dẫn đặc biệt với gần 10 triệu dân đang hội nhập kinh tế sâu rộng và phát triển nhanh, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế.
Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo Thành phố Hà Nội, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ, sự quan tâm chỉ đạo, đồng hành của các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước; và những đóng góp to lớn của các đối tác, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với sự nghiệp xây dựng phát triển của Thủ đô. Xin cảm ơn tất cả các quý vị đại biểu đã tham dự để Hội nghị thành công tốt đẹp.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung trực tiếp trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho DN. |
Tuyên dương khen thưởng các DN có đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Thủ đô năm 2017.
Thủ tướng khen thưởng các DN có đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Thủ đô năm 2017. |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho DN VINECO. |
2. Dự án Biện pháp tăng cường phối hợp tuyên truyền những giá trị văn hóa tiêu biểu quảng bá tiềm năng du lịch TP Hà Nội - Vietjet.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các nhà đầu tư tại Hội nghị "Hà Nội 2017 - Hợp tác đầu tư và Phát triển”. |
4. Dự án hợp tác phát triển đường sắt đô thị Hà Nội - Vingroup với tổng vốn dự kiến 100.000 nghìn tỷ đồng.
5. Dự án đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa ứng dụng CN cao, tạo nguồn nhiên liệu phục vụ chế biến đảm bảo năng suất và an toàn thực phẩm - Vinamilk.
6. Dự án đầu tư lĩnh vực công nghệ hỗ trợ và công nghệ cao tại KCN Nam Hà Nội.
7. Phát triển các dự án giáo dục quốc tế tại TP Hà Nội.
8. Dự án khu giáo dục kỹ năng cho học sinh sinh viên.
9. Hợp tác cung cấp hệ thông trang thiết bị đô thị TP Hà Nội.
10. Dự án Nhà máy nước Xuân Mai.
11. Hợp tác kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực vận hành Metro cho TP Hà Nội.
12. Hợp tác hạ ngầm hệ thống.
13. Dự án đầu tư đồng bộ hệ thống quan trắc môi trường Hà Nội.
Theo Thủ tướng, trong thời gian qua, tinh thần Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ đã nhận được sự hưởng ứng sâu sắc, mạnh mẽ từ cộng đồng DN. Những chuyển biến tích cực gần đây ở nhiều địa phương khác chứng tỏ tinh thần cải cách phát triển đã được lan tỏa, nhất là tại Hà Nội - niềm tin và hi vọng của cả nước.
“Nhân sự kiện này, một lần nữa tôi khẳng định Chính phủ kiến tạo không thể và không chỉ dừng lại ở lời nói. Chính phủ kiến tạo phải được chuyển hóa thành hành động từ các ngành, các cấp, từ các tư lệnh ngành và lãnh đạo tất cả các địa phương”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng biểu dương những nỗ lực trong năm qua của các lãnh đạo Hà Nội. Thủ tướng cho biết, mới đây có DN đã chia sẻ với ông rằng một lãnh đạo của Hà Nội đã giải quyết thấu đáo một vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải chỉ trong 1 ngày, sau 1 tin nhắn của doanh nghiệp.
“Đó chính là hành động kiến tạo của lãnh đạo địa phương. Qua ví dụ này, tôi muốn nhấn mạnh rằng mọi bộ máy cơ sở phải chuyển biến nhạy bén, kịp thời, sâu sát với các quyết sách từ Chính phủ và Trung ương. Người dân, DN mong mỏi sự chuyển biến cả hệ thống từ Trung ương tới xã phường”, Thủ tướng nói.
Về “địa lợi”, vị trí chiến lược quan trọng của Hà Nội, Thủ tướng nhắc lại Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ cách đây hơn một nghìn năm: Vùng đất này nằm chính giữa nam bắc đông tây, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh, xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
Trải qua một nghìn năm, Thủ đô Hà Nội là nơi đất lành chim đậu, với nhiều di sản thiêng liêng, sức mạnh văn hóa - tri thức độc đáo, là nơi khởi nghiệp của nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế, thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới. Những điều kiện và nguồn lực đó không chỉ thay đổi Hà Nội ngày càng tốt hơn, hiện đại hơn mà còn phát huy, lan tỏa ra nhiều tỉnh thành lân cận và cả nước, đưa Hà Nội thành động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa của cả nước.
Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội 20 năm qua đạt mức bình quân 9,5%/năm, quy mô nền kinh tế của Hà Nội từ chỗ chỉ chiếm 8,2% cả nước nay đã tăng lên 13,6%, đóng góp hơn 16,5% ngân sách cả nước. Hà Nội cũng đang phát huy hiệu quả sức mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố lân cận trong cả nước.
Hạ tầng giao thông có nhiều tiến bộ vượt bậc, tình hình giao thông được cải thiện đáng kể. Thành phố đang tập trung ưu tiên huy động nguồn lực cho hạ tầng giao thông, trong bối cảnh ngân sách chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu vốn cho hạ tầng giao thông, Hà Nội đã có hướng đi rất đúng là đẩy mạnh xã hội hóa, tư nhân đầu tư 80% nhu cầu còn lại.
Trong 52 dự án trọng điểm của Hà Nội thì có tới 38 dự án hạ tầng giao thông đô thị với 422.000 tỷ đồng. Nếu 52 dự án này làm tốt, Hà Nội sẽ là nơi có hạ tầng giao thông thuộc nhóm tốt nhất nước. Cùng với hạ tầng khu công nghiệp, viễn thông, năng lượng, mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của TP đã vươn lên đứng thứ hai cả nước.
Các dịch vụ trực tiếp liên quan tới DN đều có thể thực hiện 100% trên môi trường mạng. Nhiều DN đánh giá mức độ hỗ trợ DN, đào tạo lao động của Hà Nội thuộc nhóm tốt nhất cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Hà Nội phải là nơi gieo mầm những ước mơ khởi nghiệp kinh doanh, những hoài bão xây dựng sự nghiệp có tầm ảnh hưởng vượt khỏi biên giới quốc gia.
Để thu hút được nhiều nhà đầu tư, lôi cuốn được những ý tưởng xuất sắc và tầng lớp tinh hoa, chính quyền TP Hà Nội cần hành động hiệu quả mỗi ngày, có phương thức kết nối, đồng hành, động viên toàn diện sự tham gia của người dân, DN trong nước và quốc tế vào mục tiêu Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, bản sắc, hướng tới một TP toàn cầu, một Thủ đô có vị thế nổi bật trong ASEAN và rộng hơn.
Cùng với đó, quyết liệt cải cách quản trị các cấp hành chính, xây dựng một bộ máy trách nhiệm, tin cậy và hiệu quả, thông qua việc phát triển và phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, hướng tới kỹ trị, tăng cường trách nhiệm giải trình.
Ông đề xuất: Đối với start up, các cơ chế hỗ trợ hiện còn phân tán dẫn đến chậm triển khai, đề nghị cần có cơ chế phối hợp do TP chủ trì tập hợp trên Công thông tin điện tử TP để DN tiện theo dõi.
Hai là sự thiếu vắng các Hiệp hội, dẫn đến khoảng cách giữa DN và các hỗ trợ còn khá xa. Các hoạt động đầu tư vốn mồi, hỗ trợ khởi nghiệp cần thúc đẩy. Quỹ hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp quốc gia đã ra đời trong đó có nhiều thành viên nòng cốt là Hiệp hội DN trẻ Hà Nội, đề nghị lãnh đạo thành lập trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp TP giao cho Hiệp hội DN trẻ Hà Nội.
Nhu cầu đào tạo cho doanh nhân là rất cao, đội ngũ hiện tại mặc dù đã có kiến thức về quản lý nhưng đề nghị TP cần làm đầu mối tổ chức và cử các doanh nhân ưu tú này đi học tại nước ngoài; hai là đề nghị các chính trị gia (nhà lãnh đạo Hà Nội và Chính phủ có các bài nói chuyện với doanh nhân, doanh nhân coi những bài phát biểu này chính là các lớp đào tạo cấp cao. Ngược lại, các doanh nhân ưu tú sẽ có các bài thuyết trình, chia sẻ với các lãnh đạo cơ quan Nhà nước để thống nhất tư tưởng, chủ trương trong phát triển kinh tế…
Khối DN doanh nhân, doanh nhân trẻ có niềm tin mạnh mẽ vào lãnh đạo các cấp, tin tưởng vào sự lãnh đạo của TP Hà Nội.
- Các start up có vướng mắc trong huy động vốn - giấy chứng nhận đầu tư, do đó chúng tôi đề nghị kết hợp với giấy đăng ký DN.
- Hầu hết vốn của startup công nghệ đều đến từ nước ngoài. Ít quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước nên xem xét có cơ chế thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, không phân biệt dòng vốn từ nước ngoài hay trong nước.
- Có quỹ nhỏ của chính phủ đầu tư vào startup, cụ thể là thành lập các quỹ fund-to-fund đầu tư vào các quỹ đầu tư chính phủ, chung sức cùng nhau phát triển. Mô hình này được nhiều nước trong khu vực như Singapore áp dụng thành công hiệu quả.
- Mạnh dạn thu hút nhân tài quốc tế đến thành lập công ty tại Việt Nam nhất là những tổ chức đã có thành công. Việc này sẽ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam, cùng xây dựng các công ty nội địa, cạnh tranh không những tại thị trường Việt Nam mà còn ở nước ngoài.
- Cần thúc đẩy ngày càng mạnh hơn việc ứng dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực, DN tầng lớp đặc biệt các công ty trong Chính phủ ứng dụng công nghệ hiệu quả sẽ có nhu cầu thêm về công nghệ và như vậy sẽ mở rộng miếng bánh thị trường, góp phần thu hút đầu tư. Đây là “bánh xe luân hồi” để dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường.
- DN nhà nước nên hợp tác thay vì cạnh tranh với các DN start up.
- Cuối cùng, chúng tôi cần tăng cường quản lý sở hữu trí tuệ và Việt Nam để thúc đẩy các DN nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sẵn sàng cống hiến sức mạnh trí tuệ của họ.
Ông có bài phát biểu về các giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng cam kết cùng phối hợp với TP Hà Nội xác định vùng lợi thế, cùng xúc tiến đầu tư, phát triển đầu tư nông nghiệp. Cam kết đồng hành cùng Hà Nội trong chương trình Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Việt Nam có những lợi thế về địa lý, nhân lực. Tuy nhiên, để khai thác các tiềm năng từ EU từ lợi thế của Việt Nam. Hà Nội nên tham gia tích cực vào chuẩn bị sẵn sàng triển khai Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu – Việt Nam (EV FTA).
Hãy tổ chức những chuyến Hanoi tour để giới thiệu cho các DN tiềm năng công nghiệp. Phái đoàn Liên minh châu Âu EU cùng VCCI và Eurocham có thể tổ chức hội thảo triển khai EV FTA.
Bên cạnh đó, Hà Nội nên tăng cường hình ảnh mến khách của mình về môi trường, giao thông, y tế. Nhhững lĩnh vực này EU rất sẵn sàng đồng hành với TP.
Việc sắp xếp lại hè phố của Hà Nội cũng được dư luận rất hoan nghênh. Các hội nghị cụ thể hơn, đưa vào từng lĩnh vực cũng được triển khai. Các nhà đầu tư đã đề cập tới Hà Nội nhiều hơn.
Cộng đồng DN vẫn kỳ vọng nhiều hơn về Hà Nội, thân thiện, chuyên nghiệp và hiện đại. Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của DN nội, cộng đồng DN có các đề xuất sau:
Thứ nhất, tiếp tục đột phá trong quy trình đầu tư với các nhà đầu tư. Quá trình thủ tục, nhất là trong đất đai vẫn còn khúc mắc. Cần có quy trình thống nhất khoa học, cần quy chế phản ứng kịp thời khi nhà đầu tư gặp khó khăn.
Thứ hai, môi trường kinh doanh tốt thể hiện qua việc thành lập DN nhanh chóng. Chỉ số gia nhập thị trường thấp, nộp thuế còn bị phản ánh tiêu cực.
Hà Nội định hình mục tiêu phấn đấu thu hút đầu tư không chỉ cạnh tranh với các TP, tỉnh thành trong nước mà còn các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực như Singapore. Liệu rằng Hà Nội có đặt ra tiêu chí về cạnh tranh với Singapore hay Hongkong. Những chỉ tiêu cơ bản về môi trường kinh doanh của Hà Nội hoàn toàn có thể phấn đấu để cạnh tranh với các đô thị khác trong khu vực.
Vấn đề quá tải về cơ sở hạ tầng cần giải quyết ngay trong quá trình xúc tiến đầu tư. Hà Nội cần hướng tới thu hút các dự án trong đô thị, khởi nghiệp với lượng vốn lớn, tạo giá trị gia tăng cao, trong khi chiếm ít cơ sở vật chất.
Cần định hướng triển khai nhanh phát triển Hà Nội trở thành trung tâm tài chính của Việt Nam và khu vực với cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, môi trường cạnh tranh, thể chế vượt trội nhằm phát triển dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tận dụng được lợi thế sẵn có về nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo kênh thu hút nguồn tài chính cho đầu tư phát triển Hà Nội và cả nước nói chung.
Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung cải cách hành chính, xây dựng chính quyền năng động, hiệu quả, thân thiện với doanh nghiệp. Rút ngắn thời gian khởi sự doanh nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận đất đai, hướng tới công khai quy hoạch sử dụng đất, kiên quyết thu hồi đất đai đã được giao nhưng không thực hiện...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, cách đây một năm, cũng trong Hội trường này, TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác đầu tư và phát triển” với một thông điệp: “Doanh nghiệp là động lực phát triển của Thủ đô”, “Hà Nội coi trọng nguồn lực đầu tư xã hội”; “Hà Nội chào đón và mong muốn hợp tác với tất cả các nhà đầu tư, DN, các chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài để cùng phát triển bền vững”. Ngày hôm nay, tôi rất vui mừng được cùng với các quý vị đại biểu đánh giá kết quả của một năm vừa qua, cùng nhau thảo luận về định hướng phát triển của Hà Nội và cam kết hợp tác cho năm 2017 và các năm tiếp theo.
Một năm vừa qua ghi nhận dấu ấn quan trọng cho những chuyển biến tích cực của TP Hà Nội toàn diện trên các mặt, mở đầu thành công cho kỳ kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
Thứ nhất, Hà Nội tiếp tục duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh với mức 8,2% năm 2016; thu ngân sách vượt 10,5% so với dự toán; khách du lịch quốc tế tăng 19,9%; Số lượng DN thành lập mới tăng cao nhất từ trước đến nay với 22.666 DN, tăng 18% và có sự đột phá về thu hút đầu tư với số vốn đăng ký ngoài ngân sách đạt 439,2 nghìn tỷ đồng, trong đó, đầu tư nước ngoài 3,11 tỷ USD (tăng gần 3 lần so với năm 2015). 6 tháng đầu năm 2017, TP tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao với mức 7,37%; thu ngân sách tăng 18%, vốn đầu tư xã hội tăng 9,9%, khách du lịch quốc tế tăng 14%, xuất khẩu tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây với mức 12,1%, thị trường hàng hóa sôi động, tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng 7,2%; số DN thành lập mới là 13.355 DN, tăng 16%.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu |
Thứ hai, TP tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để các DN, nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh thành công theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 thuộc nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt, tăng 10 bậc so với năm 2015, xếp thứ 14/63 tỉnh thành. Chỉ số Cải cách hành chính tăng 6 bậc, xếp thứ 3/63 tỉnh thành. Hà Nội xếp thứ 2 cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông. TP tăng cường hỗ trợ giúp đỡ nhà đầu tư, DN từ khâu đăng ký kinh doanh đến triển khai dự án và giải quyết các yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Tổ chức nhiều sự kiện kết nối cung cầu, liên kết các vùng; hỗ trợ cho các DN trong chương trình xúc tiến đầu tư để giới thiệu các sản phẩm tại các hội trợ trong nước và quốc tế; hỗ trợ DN tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài. Theo kết quả điều tra, năm 2016 là năm các DN trên địa bàn hoạt động kinh doanh khá hiệu quả: 67% DN kinh doanh có lãi; 47% doanh nghiệp FDI có ý định tăng quy mô kinh doanh.
Thứ ba, TP tạo chuyển biến căn bản về xây dựng Chính phủ điện tử để giảm thời gian và chi phí cho DN. Những dịch vụ công liên quan trực tiếp đến DN đều có thể thực hiện 100% trên môi trường mạng như: Đăng ký thành lập DN, kê khai và nộp thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng. TP tập trung triển khai đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật, thiết bị đầu cuối để hỗ trợ công dân, DN tiếp cận và sử dụng dịch vụ công ngay tại nhà.
Thứ tư, tập trung rà soát tất cả các thủ tục hành chính của các sở ban ngành, trên cơ sở đó, cắt giảm, phối hợp liên thông các thủ tục hành chính. Thời gian giải quyết TTHC trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh giảm 30%; lĩnh vực đầu tư giảm 40 - 60%, trong lĩnh vực quy hoạch, đất đai giảm 30 - 50%... Thành lập Tổ công tác liên ngành của TP để giải quyết thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt đề xuất dự án và giải quyết khó khăn vướng mắc các dự án đầu tư xây dựng. Tổ công tác liên ngành hoạt động sẽ giúp giảm thời gian thực hiện thủ tục các dự án đầu tư đến 43%.
Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “Kỷ cương - trách nhiệm - tận tình - thân thiện” với để phục vụ DN và người dân. TP đã ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; Xây dựng mô hình Cơ quan Đăng ký kinh doanh thân thiện. Tiến hành sắp xếp xong tổ chức bộ máy trên toàn TP với quan điểm: thu gọn đầu mối quản lý; một việc - một đầu mối xuyên suốt và phương châm 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ hiệu quả, rõ trách nhiệm”; các sở, ngành, quận huyện tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, nhiệm vụ Chủ đầu tư các dự án, chương trình giao cho các Ban Quản lý dự án chuyên ngành và khu vực.
Thứ sáu, Hà Nội đang hướng tới cung cấp các dịch vụ đạt chuẩn quốc tế. Đưa vào hoạt động Khu Trung tâm kỹ thuật cao và phẫu thuật tiêu hóa Hà Nội thuộc Bệnh viên Xanh Pôn, Khởi công Bệnh viện U bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản. Nâng cao chất lượng đào tạo lao động hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế như: Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,... Tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc làng nghề Vạn Phúc và Bát Tràng, hai làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội theo hướng bảo tồn, phát triển làng nghề kết hợp du lịch, xây dựng nơi đây thành những điểm đến du lịch tiêu biểu của Thủ đô. Triển khai tuyến phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm, xây dựng Phố Sách, quảng bá hình ảnh Thủ đô trên kênh CNN. Thí điểm ứng dụng trông giữ xe qua điện thoại di động Iparking; Nghiên cứu xây dựng trung tâm tích hợp quản lý đô thị thông minh.
Thứ bảy, TP xây dựng các cơ chế chính sách mới để tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, như: Cơ chế xã hội hóa, đặt hàng DN xây dựng nhà tái định cư; Quy hoạch cải tạo đồng bộ các khu chung cư cũ; các khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn; Xã hội hóa cấp nước sạch khu vực nông thôn, xử lý ô nhiễm tại môi trường tại các hồ trên địa bàn; Xã hội hóa hạ ngầm đường dây điện, viễn thông, thay đổi cách thức quản lý hạ tầng bưu chính - viễn thông, chuyển giao từ cơ quan quản lý Nhà nước sang DN; Tăng diện tích đỗ xe của các công trình cao tầng để từng bước giải quyết tình trạng thiếu chỗ đỗ xe trong khu vực đô thị; Đấu thầu công khai các dịch vụ công ích như vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh, vườn thú; Hà Nội là đơn vị đầu tiên của cả nước thành lập trung tâm mua sắm tập trung để thống nhất một đầu mối mua sắm tài sản công.
Thứ tám, Hà Nội tiếp tục khẳng định là địa điểm đầu tư an toàn, môi trường chính trị ổn định, là điểm đến được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế ưu tiên hàng đầu khi cân nhắc quyết định đầu tư.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trực tiếp trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp. |
Đạt được các kết quả nêu trên là nhờ có sự đóng góp to lớn của cộng đồng DN và các nhà đầu tư, đặc biệt là sự đồng hành của tất cả các quý vị tại Hội nghị ngày hôm nay. Trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, TP đã phê duyệt, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư là 296 nghìn tỷ đồng, gấp 4,43 lần so với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của TP trong 2 năm 2016-2017 và gấp hơn 2 lần giai đoạn 2016 - 2020. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực hiện khâu đột phá phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn; hoàn toàn đúng hướng theo kịch bản phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của TP.
Để đưa Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại xứng tầm là một trong những trung tâm lớn của khu vực vẫn luôn là một nhiệm vụ đầy khó khăn và thách thức. Giai đoạn 2017 - 2020, Thành phố xác định những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới, tập trung trong 5 lĩnh vực: Môi trường, nước sạch, y tế - giáo dục, giao thông, công viên - khu vui chơi giải trí.
Hai là, bảo tồn bản sắc Hà Nội nghìn năm văn hiến bên cạnh Hà Nội hiện đại và năng động.
Ba là, hướng tới xây dựng TP thông minh. Chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và DN như: Số hóa đồng bộ cơ sở dữ liệu cốt lõi: Dân cư, DN, đất đai, tư pháp, hộ tịch, cán bộ công chức,... Hoàn thành hệ thống 1 cửa điện tử 3 cấp kết nối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến năm 2017 trên 40% và đến năm 2020 là 70 - 80%. Triển khai thực hiện bãi đỗ xe điện tử, quan trắc môi trường điện tử. Xây dựng đô thị thông minh.
Bốn là, phấn đấu Hà Nội là TP tiên phong của cả nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; về tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; về hội nhập quốc tế và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
Năm là, tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung, tạo diện mạo đô thị hiện đại, văn minh. Xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối nhanh, lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại vi, hệ thống trục đường hướng tâm; khép kín các đường vành đai. Đầu tư thực hiện dự án đô thị trục Nhật Tân - Nội Bài; các đô thị vệ tinh.
Các đại biểu dự hội nghị. |
Để đảm bảo mục tiêu phát triển giai đoạn 2017 - 2020, TP tiếp tục kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, và đồng thời khẳng định nguồn lực đầu tư xã hội là động lực cho sự phát triển của Thủ đô.
Trong thời gian tới, TP Hà Nội ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, năng lượng sạch, dịch vụ đạt chuẩn quốc tế thông qua nhiều hình thức: FDI, PPP, xã hội hóa,… tập trung vào các lĩnh vực: Xây dựng và phát triển các khu đô thị vệ tinh; các dự án đường sắt đô thị, các tuyến đường vành đai, các bãi đỗ xe, bến xe; cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ; công viên, khu vui chơi thể dục thể thao; hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm Logistic; trung tâm thương mại, chợ đầu mối; các dự án y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc tế; các dự án kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường; khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung giới thiệu danh mục các dự án Hà Nội mong muốn thu hút đầu tư với các nội dung thông tin mà ngay sau Hội nghị này các nhà đầu tư có thể đăng ký triển khai các thủ tục gồm:
17 dự án theo hình thức PPP với tổng số vốn 802,7 nghìn tỷ đồng: 11 dự án lĩnh vực hạ tầng giao thông, đô thị; 1 dự án lĩnh vực môi trường; 5 dự án lĩnh vực hạ tầng giáo dục.
119 dự án theo hình thức xã hội hóa với tổng số vốn 303,85 nghìn tỷ đồng trong các lĩnh vực: 23 dự án công viên, cây xanh; 2 dự án môi trường (xử lý rác thải, nước thải); 4 dự án bãi đỗ xe; 2 dự án y tế (xây dựng bệnh viện); 17 dự án giáo dục (xây dựng trường); 35 dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp - làng nghề; 12 dự án trung tâm thương mại; 2 dự án trung tâm Logistic; 4 dự án hạ tầng du lịch; 5 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 13 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.