Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Thêm hai bệnh nhân Covid-19 chưa rõ nguồn lây

Kinhtedothi - Sáng 24/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, trong số 26 bệnh nhân Covid-19 ở TP vừa được Bộ Y tế công bố, có trường hợp chưa rõ nguồn lây, đang được điều tra dịch tễ.
Theo HCDC, từ 18 giờ ngày 23/6 đến 6 giờ ngày 24/6, TP Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 26 bệnh nhân mới (BN13962-BN13987).
Trong đó, 24 ca là trường hợp tiếp xúc các bệnh nhân đã được cách ly hoặc nằm trong khu vực phong tỏa. Những người này liên quan chùm ca bệnh chợ đầu mối Hóc Môn (3), chung cư Ehome 3 (1), chung cư Phú Thọ quận 11 (1), Hnam Mobile (1), khu công nghiệp Tân Phú Trung (1), nhà trọ hẻm 439 Hồ Học Lãm Bình Tân (7), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh (2), xưởng cơ khí ở Hóc Môn (4).
Nhiều bệnh nhân Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh được phát hiện nhưng không rõ nguồn lây
Ngoài ra, những người tiếp xúc các bệnh nhân đã được công bố cũng có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, liên quan BN13733 (1), BN11178 (1), BN10583 (2).
Bên cạnh đó, TP cũng ghi nhận 2 trường hợp đang điều tra dịch tễ, chưa rõ nguồn lây.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP, trước đó, trong tối ngày 23/6, HCDC cho biết, TP đã thực hiện xét nghiệm gần một triệu người liên quan Covid-19.
Cụ thể, TP đã lấy mẫu 995.170 người, trong đó 15.393 F1, hơn 129.300 F2 và hơn 850.400 các F khác và diện mở rộng liên quan các ca Covid-19 cộng đồng, tính đến 23/6.
Trong số F1, hiện 1.499 mẫu chờ kết quả, số còn lại đã âm tính. Hơn 40.300 mẫu F2 và hơn 254.900 mẫu giám sát F khác và xét nghiệm diện mở rộng đang chờ kết quả, còn lại âm tính.
Một tuần qua, số ca mắc theo ngày của TP Hồ Chí Minh liên tục vượt mốc 100, với số ca mắc đạt 137 ca ngày 17/6, các ngày tiếp theo là 149, 135, 137; 166; 138. Trong đó, nhiều ca Covid-19 chưa rõ nguồn lây, phát hiện qua khám sàng lọc bệnh viện.
TP đang trong tuần thứ 4 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, kể từ 0 giờ ngày 31/5. Từ 0 giờ ngày 20/6, TP Hồ Chí Minh nâng cấp độ chống dịch theo chỉ thị 10 của UBND TP Hồ Chí Minh.
HCDC khuyến cáo người dân cần tuân thủ đúng các quy định giãn cách, chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp "5K" của Bộ Y tế khi ra khỏi nhà, chủ động khai báo y tế khi nhận biết bản thân có nguy cơ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

12 Jun, 08:01 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và tim mạch ngày càng gia tăng, tiêu thụ đồ uống có đường đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành y tế và xã hội. Một trong những giải pháp được đánh giá là hiệu quả, bền vững và đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

11 Jun, 06:24 PM

Kinhtedothi - Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch. Những căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như kéo theo chi phí y tế khổng lồ, tác động có hệ thống đến ngành y tế và bền vững của nền kinh tế.

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

11 Jun, 06:04 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/6, tại hội nghị giao ban công tác khám, chữa bệnh (KCB) 6 tháng năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, TS Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, các cơ sở y tế cần nâng cao chất lượng KCB bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý hiệu quả quỹ BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, tiến tới khám sức khỏe miễn phí.

Loạt bài: Kiểm soát đồ uống có đường: Đừng bỏ lỡ cơ hội “vàng” từ chính sách thuế

Loạt bài: Kiểm soát đồ uống có đường: Đừng bỏ lỡ cơ hội “vàng” từ chính sách thuế

10 Jun, 08:03 PM

Kinhtedothi - Đằng sau vị ngọt hấp dẫn của các loại đồ uống có đường (ĐUCĐ) là những hiểm họa âm thầm đối với sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng và ngân sách y tế chịu nhiều sức ép, việc áp thuế đặc biệt với ĐUCĐ không chỉ là biện pháp kinh tế, mà còn là chiến lược dài hạn để bảo vệ sức khỏe người dân. Loạt bài viết của Kinh tế & Đô thị sẽ làm rõ những tác động tiêu cực của ĐUCĐ, kinh nghiệm quốc tế trong việc kiểm soát, và đề xuất chính sách thuế như một công cụ hiệu quả để đặt công tác chăm sóc sức khỏe lên vị trí ưu tiên hàng đầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ