TP Nha Trang: Nhiều dự án môi trường vướng giải phóng mặt bằng để triển khai

Trung Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang gồm 4 hợp phần, và dự án xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang, hiện vẫn khó về đích vì vướng giải phóng mặt bằng.

Dự án xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang được khởi công tháng 9/2020, tổng vốn đầu tư khoảng 760 tỷ đồng (vốn Trung ương và của tỉnh Khánh Hòa), thuộc phường Ngọc Hiệp,TP Nha Trang. Dự án dự kiến hoàn thành cuối năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa thể về đích vì vướng giải phóng mặt bằng.
Dự án xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang được khởi công tháng 9/2020, tổng vốn đầu tư khoảng 760 tỷ đồng (vốn Trung ương và của tỉnh Khánh Hòa), thuộc phường Ngọc Hiệp,TP Nha Trang. Dự án dự kiến hoàn thành cuối năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa thể về đích vì vướng giải phóng mặt bằng.
Đây là dự án đa mục tiêu cho sự phát triển của TP Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Công trình được xây dựng với dạng đập trụ đỡ, gồm 5 khoang, mỗi khoang rộng 30m; có bố trí âu thuyền và bên trên kết hợp cầu giao thông. Cầu gồm 9 nhịp, chiều rộng 26m, được thiết kế 2 chiều. Tổng chiều dài cầu là 400m... 
Đây là dự án đa mục tiêu cho sự phát triển của TP Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Công trình được xây dựng với dạng đập trụ đỡ, gồm 5 khoang, mỗi khoang rộng 30m; có bố trí âu thuyền và bên trên kết hợp cầu giao thông. Cầu gồm 9 nhịp, chiều rộng 26m, được thiết kế 2 chiều. Tổng chiều dài cầu là 400m... 
Dự án nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm mặn sông Cái Nha Trang vào mùa khô, đảm bảo mặt cắt thoát lũ vào mùa mưa; đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 500.000 người dân TP Nha Trang, một phần huyện Diên Khánh và nước cho hoạt động du lịch... Tuy nhiên, đến nay dự án mới hoàn thành việc xây dựng các trụ đỡ, lắp ráp một số cửa đập... 
Dự án nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm mặn sông Cái Nha Trang vào mùa khô, đảm bảo mặt cắt thoát lũ vào mùa mưa; đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 500.000 người dân TP Nha Trang, một phần huyện Diên Khánh và nước cho hoạt động du lịch... Tuy nhiên, đến nay dự án mới hoàn thành việc xây dựng các trụ đỡ, lắp ráp một số cửa đập... 
Ngoài dự án nói trên còn có dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang (CCSEP Nha Trang) cũng gặp khó trong khâu giải phóng mặt bằng. Dự án gồm 4 hợp phần: Mở rộng hạ tầng vệ sinh, cải thiện kết nối đô thị; Giải phóng mặt bằng và tái định cư; Hỗ trợ kỹ thuật và cải cách thể chế với tổng vốn khoảng 72 triệu USD. Trong đó, vốn tín dụng IDA là 44,22 triệu USD; vốn vay IBRD là 16,38 triệu USD và vốn đối ứng từ Ngân sách tỉnh là 11,4 triệu USD.
Ngoài dự án nói trên còn có dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang (CCSEP Nha Trang) cũng gặp khó trong khâu giải phóng mặt bằng. Dự án gồm 4 hợp phần: Mở rộng hạ tầng vệ sinh, cải thiện kết nối đô thị; Giải phóng mặt bằng và tái định cư; Hỗ trợ kỹ thuật và cải cách thể chế với tổng vốn khoảng 72 triệu USD. Trong đó, vốn tín dụng IDA là 44,22 triệu USD; vốn vay IBRD là 16,38 triệu USD và vốn đối ứng từ Ngân sách tỉnh là 11,4 triệu USD.
CCSEP Nha Trang là công trình nhóm A và dự kiến hoàn thành vào năm 2022, nhưng đến nay vẫn chưa thể về đích vì gặp khó trong khâu giải phóng mặt bằng. Trong ảnh, công trình xây dựng nhà máy xử lý nước thải phía Bắc.
CCSEP Nha Trang là công trình nhóm A và dự kiến hoàn thành vào năm 2022, nhưng đến nay vẫn chưa thể về đích vì gặp khó trong khâu giải phóng mặt bằng. Trong ảnh, công trình xây dựng nhà máy xử lý nước thải phía Bắc.
Theo Ban Quản lý dự án Phát triển tỉnh Khánh Hòa - chủ đầu tư CCSEP Nha Trang, dự án có tổng cộng 567 trường hợp bị ảnh hưởng. Đến nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã hoàn tất công tác kiểm kê, xác nhận nguồn gốc đất 451 trường hợp. Hội đồng bồi thường đã thẩm định 173 trường hợp và phê duyệt phương án bồi thường 160 trường hợp. 
Theo Ban Quản lý dự án Phát triển tỉnh Khánh Hòa - chủ đầu tư CCSEP Nha Trang, dự án có tổng cộng 567 trường hợp bị ảnh hưởng. Đến nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã hoàn tất công tác kiểm kê, xác nhận nguồn gốc đất 451 trường hợp. Hội đồng bồi thường đã thẩm định 173 trường hợp và phê duyệt phương án bồi thường 160 trường hợp. 
Hiện nay, vướng mắc tại các dự án này liên quan đến việc chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thay đổi nhiều lần; nhiều thửa đất đã thiết lập hồ sơ diện vắng chủ nay lại có người đến nhận; một số hộ dân không phối hợp ký biên bản kiểm kê, hồ sơ kỹ thuật…
Hiện nay, vướng mắc tại các dự án này liên quan đến việc chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thay đổi nhiều lần; nhiều thửa đất đã thiết lập hồ sơ diện vắng chủ nay lại có người đến nhận; một số hộ dân không phối hợp ký biên bản kiểm kê, hồ sơ kỹ thuật…
Việc chậm tiến độ khiến nhiều hộ dân gần khu vực triển khai dự án bị ảnh hưởng.
Việc chậm tiến độ khiến nhiều hộ dân gần khu vực triển khai dự án bị ảnh hưởng.
Dự án CCSEP Nha Trang chậm tiến độ khiến một số khu vực phía Bắc Nha Trang dễ ngập nặng khi mưa lớn.  
Dự án CCSEP Nha Trang chậm tiến độ khiến một số khu vực phía Bắc Nha Trang dễ ngập nặng khi mưa lớn.  
Liên quan các vấn đề nói trên, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, có phương án linh hoạt trong chi trả tiền bồi thường cho người dân và nhận bàn giao mặt bằng thuộc 4 hạng mục: Nhà máy xử lý nước thải phía Bắc; trạm bơm nước mưa; đường Chử Đồng Tử; đê kè phía Bắc sông Cái. 
Liên quan các vấn đề nói trên, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, có phương án linh hoạt trong chi trả tiền bồi thường cho người dân và nhận bàn giao mặt bằng thuộc 4 hạng mục: Nhà máy xử lý nước thải phía Bắc; trạm bơm nước mưa; đường Chử Đồng Tử; đê kè phía Bắc sông Cái. 
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cũng chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục di dời hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi dự án, tránh trường hợp hồ sơ di dời không đảm bảo chất lượng…
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cũng chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục di dời hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi dự án, tránh trường hợp hồ sơ di dời không đảm bảo chất lượng…