Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trung Quốc im lặng khi Mỹ đề xuất đối thoại Biển Đông

Hương Thảo (Theo SCMP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - "Mỹ từ lâu đã ngỏ ý mở đường dây liên lạc cấp bách giữa Bộ Tư lệnh miền Nam - vốn là nơi quản lý khu vực Biển Đông của Mỹ và Bộ Tư lệnh chiến khu miền Đông (của Trung Quốc) nhưng họ vẫn chưa trả lời đề nghị đó".

Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Philip Davidson.

Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ, đã lưu ý thận trọng tại Diễn đàn an ninh Aspen ở Colorado hôm 18/7 về ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo ông Davidson, Washington và Bắc Kinh đã có những đối thoại liên tục ở cấp độ quân sự, nhưng vẫn cần một cơ chế truyền thông khủng hoảng để giảm bớt những tính toán sai lầm bởi cả hai bên.
"Cạnh tranh không có nghĩa là không đối thoại. Chúng tôi vẫn tham gia ở cấp độ quân. Tuy nhiên, Mỹ từ lâu đã ngỏ ý mở đường dây liên lạc cấp bách giữa Bộ Tư lệnh miền Nam - vốn là nơi quản lý khu vực Biển Đông của Mỹ và Bộ Tư lệnh chiến khu miền Đông (của Trung Quốc) nhưng họ vẫn chưa trả lời đề nghị đó".
Washington và Bắc Kinh đang mắc kẹt trong tranh chấp về việc triển khai quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã phản đối tự do của Mỹ về các cuộc tập trận hàng hải ở Biển Đông, trong khi các nước láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc tỏ ra lo ngại về việc xây dựng lực lượng quân đội của Bắc Kinh trong khu vực.
Đô đốc Davidson khẳng định cam kết của Washington đối với sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, mà theo ông không phải là để khẳng định các yêu sách, mà là để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và giữ gìn trật tự dựa trên luật lệ.
Ông Davidson cũng lưu ý về tham vọng quân sự hóa Biển Đông, khi Bắc Kinh đã tiến hành một vụ thử tên lửa ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6 - nơi ông này tự cho rằng việc quân sự hóa các rạn san hô ở Biển Đông đang tranh chấp là quyền hợp pháp của Trung Quốc.
Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại về những thông tin rằng Trung Quốc đang cản trở hoạt động dầu khí của các nước khác ở Biển Đông, chỉ trích Bắc Kinh có hành động động khiêu khích và gây bất ổn tại vùng biển này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nêu rõ, việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, cùng với các hành động khác nhằm khẳng định những đòi hỏi bất hợp pháp của Bắc Kinh ở vùng biển này, bao gồm cả việc sử dụng quân sự trên biển để hăm dọa, cưỡng ép, và đe dọa các quốc gia khác, là hành động làm xói mòn hòa bình và an ninh khu vực.

"Thông qua việc phong tỏa sự phát triển ở Biển Đông bằng các biện pháp ép buộc, Trung Quốc đã ngăn cản các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp cận hơn 2.500 tỷ USD từ trữ lượng năng lượng có thể khai thác được", bà Morgan nói.