Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trung Quốc sẽ làm gì để chống đỡ đòn thuế quan mới của ông Trump?

Nguyễn Phương (Theo CNBC)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Goldman Sachs cho rằng, động thái tăng thuế mới nhất này của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc phải tăng hỗ trợ nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% năm nay.

Theo Reuters, Bắc Kinh hôm 2/8 tuyên bố sẽ chiến đấu chống lại quyết định tăng thuế của Tổng thống Donald Trump với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tân Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp quốc Zhang Jun. 
Tân Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp quốc Zhang Jun cho biết, Bắc Kinh sẽ có các biện pháp đáp trả cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình và gọi lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump là hành động thiếu trách nhiệm và bất hợp lý. “Quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng rằng, nếu Mỹ muốn đàm phán, chúng tôi sẽ đàm phán. Tuy nhiên nếu họ muốn chiến đấu, chúng tôi cũng sẽ làm tương tự”, ông Zhang cho hay.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, Trung Quốc có thể kích thích tài chính thay vì kích thích tiền tệ để tăng cường nền kinh tế trong nước và kéo dài cuộc chiến thuế để gây bất lợi cho Tổng thống Mỹ khi tái tranh cử. Đáng chú ý là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã không cắt giảm lãi suất sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hôm 31/7 đã thông báo cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/8 tuyên bố sẽ tăng thuế lên 10% với 300 tỷ USD hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/9. Trước đó, Mỹ đã đánh thuế với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc.
Timothy Moe - đồng giám đốc nghiên cứu vĩ mô khu vực châu Á tại Goldman Sachs nhận xét: “Động thái mới nhất này sẽ khiến Trung Quốc phải tăng hỗ trợ nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% năm nay. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ngày càng chìm sâu vào cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn một năm qua, ảnh hưởng lớn đến niềm tin kinh doanh và đầu tư toàn cầu”.
Số liệu mới nhất cho thấy, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm này đạt mức 6,3%.
"Chúng tôi cho rằng một trong các biện pháp Bắc Kinh có thể áp dụng là tiếp tục tung kích thích cho kinh tế trong nước", chuyên gia Moe dự báo. "Môi trường bên ngoài đang yếu đi và rõ ràng chịu tác động ngày càng lớn từ chính xung đột thương mại Mỹ - Trung. Vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng quốc tế, đầu tư và tiêu dùng trong nước cần được hỗ trợ".
Chính phủ Trung Quốc trong thời gian gần đây đã đưa ra hàng hoạt chính sách nới lỏng tiền tệ và giảm thuế để kích thích kinh tế.
Nhà phân tích kinh tế Iris Pang tại ngân hàng ING của Hà Lan nhận định rằng Trung Quốc có thể muốn kéo dài cuộc thương chiến với Mỹ. 
Cũng theo chuyên gia Moe, trong thời gia tới, Bắc Kinh sẽ tập trung vào các chính sách tài khóa, hoặc nới lỏng các quy định về bất động sản.
Trong khi đó, các nhà phân tích tại Citi cho rằng đòn thuế mới nhất của Mỹ sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 2,7% và tăng trưởng GDP sụt 0,5%. “Đó là còn chưa kể thiệt hại kinh tế từ các vòng đánh thuế trước” - các nhà phân tích của Citi lưu ý hôm 1/8.
Các chuyên gia của Citi dự báo Trung Quốc "sẽ áp dụng chính sách chờ đợi" hơn là "nhượng bộ" các yêu cầu của Mỹ. Điều này có nghĩa các chính sách tiền tệ sẽ theo hướng nới lỏng hơn. Còn chính sách tài khóa sẽ tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Kích thích tiêu dùng tại nông thôn sẽ đóng vai trò chủ động hơn trong việc đẩy tốc độ tăng trưởng đi lên.
Nhà phân tích kinh tế Iris Pang tại ngân hàng ING của Hà Lan nhận định rằng Trung Quốc có thể muốn kéo dài cuộc thương chiến với Mỹ vì “một cuộc chiến thương mại khốc liệt không thể giúp tăng cơ hội tái đắc cử cho Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử 2020”.
"Chúng tôi cho rằng chiến lược của Trung Quốc sau diễn biến leo thang mới nhất này là kéo dài quá trình đàm phán và trả đũa. Việc này có thể kéo dài giai đoạn đáp trả kiểu ăn miếng trả miếng cho đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ", bà Iris Pang cho hay.
Mỹ và Trung Quốc kéo nhau vào tranh chấp thương mại khởi phát từ tháng 7/2018 khi Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 25% với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc để sữa chữa những gì mà ông mô tả là tập quán thương mại không công bằng. Kể từ đó, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhiều lần áp thuế qua lại xen kẽ giữa các vòng đàm phán.