Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trung Quốc với những nỗi lo khi tăng trưởng quá mạnh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ngay từ lúc này, một nguy cơ tái hiện “bong bóng” tại Trung Quốc đã lại bắt đầu và nỗi lo này cũng không kém phần nguy hiểm với Bắc Kinh.

KTĐT - Ngay từ lúc này, một nguy cơ tái hiện “bong bóng” tại Trung Quốc đã lại bắt đầu và nỗi lo này cũng không kém phần nguy hiểm với Bắc Kinh.

Cơ quan thống kê Trung Quốc vừa cho biết, tăng trưởng quý 4/2009 của nước này là 10,7%, vượt mọi dự báo đưa ra trước đó cả ở trong và ngoài nước.

Với mức tăng 10,7% trong quý 4/2009 vừa qua thì tính chung, tăng trưởng cả năm của nước này đã lên 8,7%, cao hơn mục tiêu 8% mà Bắc Kinh đặt ra để phấn đấu từ đầu năm.

Đây là con số đáng mừng cho người dân Trung Quốc, nhất là khi cả thế giới mới chỉ tạm gọi là bước một chân ra khỏi đại khủng hoảng.

Tuy nhiên, con số tăng trưởng có vẻ nóng như thế ngay lập tức gây ra những quan ngại cả ở trong và ngoài nước.

Ngay từ lúc này, một nguy cơ tái hiện “bong bóng” tại Trung Quốc đã lại bắt đầu và nỗi lo này cũng không kém phần nguy hiểm với Bắc Kinh.

Chính quyền nước này cũng đã ý thức được nguy cơ tăng trưởng nóng và họ cũng đã bắt đầu hành trình thắt chặt tín dụng ngăn bong bóng.

Có thể thấy rõ là ngay từ lúc này, chính phủ Trung Quốc đã nhìn thấy nguy cơ lượng tín dụng ngân hàng quá lớn sẽ làm phát triển hiện tượng bong bóng đầu cơ địa ốc và cổ phiếu, làm tăng lạm phát và bất ổn trong đời sống chính trị và kinh tế.

Vào lúc này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng đã tính chuyện bắt đầu thu lại gói kích thích kinh tế của mình nhằm giảm nguy cơ lạm phát.

Ngoài ra, cùng với việc tăng lãi suất cho vay chuẩn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các nhà hoạch định chính sách có kế hoạch cho phép đồng Nhân dân tệ tăng giá trong năm nay sau khi ngăn chặn sự lên giá của đồng tiền này từ tháng 7/2008.

Các chuyên gia dự đoán, nhằm kiểm soát gia tăng tín dụng, ngăn chăn lạm phát, tăng trưởng quá nóng, gia tăng nợ xấu cũng như bong bóng bất động sản, Chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra ngày càng nhiều biện pháp làm giảm bớt tính thanh khoản trên thị trường tài chính.

Trong khi đó, người Mỹ cũng có nỗi lo riêng của họ khi chứng kiến Trung Quốc lại tăng trưởng quá mạnh.

Đó là nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Một cố vấn kinh tế cấp cao của Mỹ sau khi nhận được thông tin tăng trưởng vừa rồi của Trung Quốc đã phải thốt lên rằng, Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào đầu năm 2020.

Trong khi đó, Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PriceWaterhouseCoopers (PWC) cũng cho biết trong một báo cáo rằng, vào năm 2030, 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể là Trung Quốc, sau đó là Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil, Nga, Đức, Mexico, Pháp và Anh.

Hiện tại, 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Pháp, Italia, Anh, Nga, Tây Ban Nha và Brazil.

Có điều, nỗi lo bị bỏ lại phía sau không chỉ là nỗi lo của riêng nước Mỹ lúc này.