Nguyên Giám đốc Sở TDTT Hà Nội Hoàng Vĩnh Giang qua đời ở tuổi 75. Ảnh: Bùi Lượng. |
- Là một người học trò của thầy Giang, tôi thực sự bàng hoàng và đau buồn. Cái cảm giác mất đi một người thầy, người thân nó quá hụt hẫng và rất khó tả. Thầy là người có sức ảnh hưởng quá lớn với tôi và các đồng nghiệp, đặc biệt với đấu kiếm Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.Ông Hoàng Vĩnh Giang được người làm thể thao đặt cho rất nhiều danh hiệu, như “kiến trúc sư trưởng” với chiến lược “đi tắt, đón đầu bằng cách nhanh nhất để đạt thành tích cao nhất”. Theo ông những nhận định này từ đâu mà có?- Nói về chiến lược của thầy thì như mọi người cũng biết và hay nói là “đi tắt đón đầu bằng cách nhanh nhất để đạt thành tích cao”. Chúng ta phải hiểu, trong các bộ môn thầy luôn hướng đến vào những hạng cân nhỏ, ưu tiên nội dung của nữ, ưu tiên môn kỹ thuật khéo léo phù hợp với người châu Á. Chiến lược của thầy chính là phát huy thế mạnh người Việt Nam để đối chọi với các nước trên thế giới, lựa chọn những cái phù hợp nhất để phát triển. Và tất cả các bộ môn của thầy đưa về đều thành công. Thầy đúng là người có tâm và có tầm, cách nhìn nhận đúng phẩm chất của người lãnh đạo mang tầm chiến lược.
Ông Hoàng Vĩnh Giang có sức ảnh hưởng như thế nào đến với đấu kiếm?- Trong các cuộc trò chuyện thầy có kể, trong bối cảnh những năm 80 khi thầy học ở Liên Xô (cũ) đã phải đứng biểu diễn và thậm chí cho người Tây đấm vì là người võ sư “siêu sao”. Thời điểm thầy là nghiên cứu sinh ở Liên Xô đã mở lớp và có người tìm đến để học. Tuy nhiên, ban đầu khi dạy thầy không thu tiền nhưng sau đó có thu chút kinh phí để dùng vào việc mua đồ dụng cụ thể thao. Nếu như người khác ở thời điểm đó đang sống và làm việc tại Liên Xô (cũ) sẽ tích cóp để mua những đồ gia dụng mang về nước như bàn là, nồi cơm.. thì thầy lại đầu tư mua các dụng cụ thể thao. Trong đó tôi nhớ thầy nói có lần có 3 container đồ thể thao mang về Việt Nam thì có 1 container là của đấu kiếm. Tất cả gia sản của thầy là để mua trang bị cho thể thao. Đây là cái tình cảm đặc biệt dành cho đấu kiếm.Ngoài các mệnh danh với ngành thể thao nói chung, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Omlypic châu Á Hoàng Vĩnh Giang còn được mệnh danh là “cha đẻ” của môn đấu kiếm. Ông có thể kể những đóng góp của ông Giang với bộ môn đấu kiếm?- Ngoài việc đóng góp vào những trang thiết bị thể thao thì thầy cũng là người định hướng nguồn nhân lực tương lai cho đấu kiếm. Trước đây, chính thầy kêu gọi nhiều người đi học để sau này về cống hiến cho bộ môn. Phải khẳng định rằng, bộ môn đấu kiếm phát triển lên bộ môn thể thao chính thống là từ thầy Hoàng Vĩnh Giang. Trong suốt quá trình phát triển sau đó thầy là người tìm, thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài đào tạo cho các VĐV đấu kiếm. Thầy còn là người bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nước có tất cả các thế hệ lãnh đạo và có cả tôi bây giờ.Người thầy ấy có sức ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân ông?- Với tôi thì sự ảnh hưởng từ thầy là rất nhiều, từ khi thi đấu cho đến khi là HLV. Trong tất cả bằng cấp trong nước và quốc tế lúc này luôn có “dấu vân tay” của thầy. Tôi là người nhiều bằng cấp về đấu kiếm. Và tất cả bằng cấp, chứng nhận hay các lần đi tập huấn đều có sự giúp đỡ và đồng hành của thầy. Không chỉ riêng tôi mà tất cả VĐV môn đấu kiếm được đi đây đi đó, trưởng thành đều có công của thầy Giang. Đúng như mọi người vẫn nói thầy là “cha đẻ” của đấu kiếm Việt Nam… Còn về kỷ niệm về đời tư thì thầy luôn hỏi những câu đơn giản nhưng đầy xúc động và tình cảm. Ví dụ như câu hỏi: “Tuấn sao mày gầy thế?” khi thấy chúng tôi trông ốm hơn. Thầy là người sát sao với các môn thể thao, trong khi mọi người đang vui vẻ ăn Tết bên gia đình người thân thì thầy lại tìm đường sang Trung Quốc, nơi các nước có VĐV của Việt Nam tập huấn, không thể về để hỏi thăm và động viên. Đây là những điểm khác và đặc biệt của một người làm lãnh đạo như thầy Giang.- Xin cảm ơn ông!