Đoàn viên, thanh niên Hà Nội trong “Ngày hội sống xanh - Đổi rác lấy quà tặng” tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Long Biên). Ảnh: Phạm Hiệp |
Nhận thức được vai trò của văn hóaVăn hóa là nhân tố không thể không tính đến trong mọi quá trình phát triển. Văn hóa có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng lành mạnh, bền vững; làm giàu thêm các nguồn lực, nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Đúc kết từ lịch sử và đặc biệt từ thực tiễn sôi động của đất nước sau 30 năm đổi mới, tính đến nay, những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất của các quan niệm thời đại về văn hóa và phát triển đều được nhận thức, xử lý trong các văn kiện quan trọng của Đảng về văn hóa.Trong thời gian qua, có thể thấy, văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có xu hướng coi trọng chức năng giải trí đơn thuần. Nhớ lại lời dạy của Bác Hồ "văn hóa soi đường cho quốc dân đi", có thể thấy sự mất cân bằng, chưa tương xứng nêu trên đã sinh ra hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sự trong sạch và vững mạnh của Đảng, làm phân tâm, suy giảm khối đại đoàn kết toàn dân. Nhân dân không thể tin vào một bộ phận không nhỏ cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Nhân dân không thể chấp nhận thói tham lam, vụ lợi, bè phái, ích kỷ, buông thả, suy đồi..., trái với văn hóa truyền thống "đói cho sạch, rách cho thơm", "thương người như thể thương thân" của dân tộc. Bên cạnh những giá trị đã được khẳng định, cần tôn trọng và đề cao dân chủ, chấp nhận đối thoại và cùng nhau bàn bạc đi đến sự đồng thuận vì quyền lợi quốc gia. Thượng tôn pháp luật là thước đo đánh giá và xem xét mọi hoạt động, không bị chi phối bởi bất cứ một quyền lực nào. Cùng với chú trọng tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, bình đẳng và nhân văn cho toàn xã hội; đề cao văn hóa gia đình, tạo dựng giá trị văn hóa cho cộng đồng các doanh nhân, DN với nguyên tắc làm giàu cho cá nhân, DN là làm giàu cho đất nước, không chấp nhận làm giàu phi pháp, thiếu nhân văn… thì cần tạo dựng một văn hóa chính trị theo hướng hội nhập.Khát vọng cống hiến không ngừngĐể các giải pháp đầu tư cho văn hóa có hiệu quả, trong nhiệm kỳ tới, chúng ta nên tránh sử dụng nhiều cụm từ quen thuộc như "đẩy mạnh", "nâng cao", "từng bước vươn lên", "tăng cường", "khẩn trương", "chú trọng"… Thay vào đó, cần đề cập đến giải pháp cụ thể, đột phá, yêu cầu thực hiện có hiệu quả. Cần cách nhìn mới, tư duy và hành động mới nhưng không thể không bài bản, thiếu hệ thống. Thấy gì làm nấy thì lợi sẽ bất cập hại và hậu quả khôn lường, nhất là trong lĩnh vực văn hóa.Có thể nói, tương lai đất nước đang đặt lên vai thế hệ trẻ. Ngoài rèn luyện tri thức, tiếp cận công nghệ, thế hệ trẻ cần có ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống. Hội nhập văn hóa nhưng không lai căng. Chính vì vậy, trong thời gian tới và cụ thể là ngay tại nhiệm kỳ 2021 - 2025, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để phát huy vai trò văn hóa cũng như thế hệ trẻ. Tuổi trẻ phải có chí khí để đưa đất nước thoát khỏi tụt hậu.Làm thế nào để giải quyết được một cách căn bản nhất, ở trình độ văn hóa đối với những vấn đề về mối quan hệ văn hóa - con người đã nảy sinh trong thực tiễn hiện nay như Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XVII đã nêu, là điều không hề giản đơn. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ trở nên lệch lạc, kém ý nghĩa, thậm chí chứa đựng đầy nguy cơ nếu nó làm hỏng văn hóa, làm tha hóa con người. Nhận thức về văn hóa cần được tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc hơn, thực tiễn hơn trong bối cảnh hiện nay. Các giá trị văn hóa truyền thống cần phải được tiếp tục phát huy nhưng đặt trong bổi cảnh thời đại và giá trị truyền thống Việt Nam phải được nâng lên ở tầm cao mới. Không quay lưng lại với các giá trị văn hóa bên ngoài đồng thời cần tạo dựng hệ giá trị văn hóa của con người Việt Nam. Khát vọng cống hiến để đưa đất nước sánh vai cùng các dân tộc trên thế giới phải là niềm khao khát thường trực của con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hôm nay.