Giáo dục tình dục an toànTheo khảo sát của TS tâm lý Trần Thành Nam và cộng sự, đến hết lớp 9 khoảng 10% HS từng quan hệ tình dục và lớp 12 là 39%. Bà có ý kiến gì về kết quả này?- Trước đây, tôi từng tiếp xúc với nhiều HS lớp 9 đã quan hệ tình dục, dẫn đến có thai và kết hôn sớm. Cách đây 10 năm, quốc tế đã cảnh báo Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất thế giới, trung bình một người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 – 49) có 2,5 lần phá thai. Vì thế, tôi không ngạc nhiên với kết quả khảo sát của anh Thành Nam, nhất là khi giờ đây có rất nhiều điều kiện khác để trẻ có thể quan hệ tình dục sớm.Trước tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, "vẽ đường cho hươu chạy” đúng sẽ là giải pháp tối ưu?- Gần hai chục năm trước, đã có câu hỏi “Giáo dục sinh sản có phải là vẽ đường cho hươu chạy?”. Tôi nghĩ thà vẽ đường để "chạy đúng" còn hơn là "vượt rào, chạy lung tung". Điều này rất cần thiết và hoàn toàn áp dụng được cho đến bây giờ. Trong bối cảnh trẻ được tiếp cận nhiều thứ từ các phương tiện truyền thông như phim ảnh, internet thì tại sao chúng ta không định hướng giáo dục tình dục, sức khỏe sinh sản. Khi được giáo dục, các em sẽ có trách nhiệm hơn với cuộc sống của chính mình để hạn chế rủi ro cho bản thân và bạn tình.Cũng có người lo ngại, giáo dục sớm về giới tính chẳng khác nào "mở đường", khuyến khích cho các em quan hệ tình dục sớm?- Nếu chúng ta không dạy thì trẻ sẽ học từ những nguồn khác, có thể là thông tin chính thống, đúng đắn hoặc lệch lạc. Đã có rất nhiều quan niệm, suy nghĩ sai lầm của trẻ, chẳng hạn về cách phòng tránh thai. Khi chúng ta để những thông tin ấy định hình và lan truyền trong giới trẻ, thì khó thay đổi nhận thức của trẻ. Chúng ta hướng dẫn cho các em cách quan hệ tình dục an toàn là đoạn cuối của câu chuyện giáo dục sức khỏe sinh sản. Đầu tiên, hãy dạy cho trẻ cách yêu quý bản thân, trách nhiệm với chính mình, gia đình và xã hội. Lồng vào đó hướng dẫn các em về tình dục an toàn, nhận biết dấu hiệu phát hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục, dấu hiệu có thai. Bố mẹ hãy mở lòng với conQuan hệ tình dục sớm tác động thế nào đối với việc sinh sản sau này, thưa bà?- Khi trẻ quan hệ tình dục sớm, bộ phận sinh dục chưa phát triển toàn diện rất có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cao hơn so với người trưởng thành. Thứ nữa, trẻ quan hệ tình dục sớm sẽ có thai, ảnh hưởng đến học hành. Thứ ba, là tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, về mặt tâm lý, các em có thể bị ảnh hưởng dẫn đến học hành chểnh mảng.Bộ GD&ĐT đã quy định trong mỗi nhà trường có một phòng tư vấn tâm lý. Bà có kỳ vọng đây là cách giảm được tỷ lệ quan hệ tình dục sớm trong HS?- Mỗi trường thành lập một phòng tư vấn là ý tưởng rất tốt, khẳng định vai trò của tư vấn học đường. Tuy nhiên, điều tôi quan ngại là năng lực của những người làm công việc này, nếu họ làm không tốt thì thà không có còn hơn. Cũng giống như bác sĩ không có tay nghề sẽ làm hại người bệnh. Vì thế, phải đảm bảo chuyên viên tâm lý có đủ kỹ năng về tâm lý học đường.Từ trong gia đình, bố mẹ có vai trò như thế nào đối với con trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản?- Trước hết, bố mẹ phải là người đầu tiên mở lòng với con mình và có các giáo dục theo kiểu tùy cơ ứng biến. Vì cùng độ tuổi, có bé phát triển tâm sinh lý sớm, nhưng có em lại muộn hơn. Tuy nhiên, phụ huynh nên khéo léo để nói chuyện với trẻ hoặc cùng con xem những clip vui trên mạng, qua đó hình dung được thế nào là sức khỏe sinh sản. Khi trẻ vào học cấp 2, bố mẹ có thể nói chi tiết hơn về quan hệ tình dục an toàn và hậu quả nếu như không có biện pháp bảo vệ. Một điều rất quan trọng phụ huynh cần dạy cho các em biết cách yêu quý bản thân mình, khi gặp bất cứ khó khăn gì thì đều có cách giải quyết. Cái chính là chúng ta cùng ngồi lại để tìm kiếm và quyết định thực hiện giải pháp nào.Xin cảm ơn bà!