Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vì sao OPEC quyết không giảm sản lượng khai thác dầu?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bất chấp các dự báo sụt giảm về cầu, OPEC - tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, vẫn tiếp tục gia tăng sản lượng, nhằm hạ giá, cạnh tranh với các nhà sản xuất của Mỹ.

Nhu cầu sử dụng dầu được dự báo sẽ giảm xuống trong năm 2016, theo báo cáo hằng tháng mới nhất của tổ chức Năng lượng thế giới IEA. Theo dự báo của tổ chức này trong tháng 10, nhu cầu về dầu mỏ trên toàn cầu sẽ giảm từ 1,8 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2015 xuống 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2016.

Bất chấp dự báo sụt giảm nhu cầu d
ầu mỏ, mà tổ chức này cũng cho là làm giảm triển vọng kinh tế vĩ mô, OPEC, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, đứng đầu là Ả Rập Saudi, vẫn tiếp tục gia tăng sản lượng đầu ra.
Cung vượt quá cầu khiến dầu mỏ đang rớt giá
Cung vượt quá cầu khiến dầu mỏ đang rớt giá.
Cùng với sự gia tăng về sản lượng là sự đi xuống của giá dầu. Hơn 1 năm qua, giá dầu đã trải qua một thời kỳ biến động và suy giảm: giá dầu Brent rơi từ mức đỉnh 114USD/thùng vào tháng 6/2014 xuống khoảng 50USD/thùng vào tuần này. Bên cạnh đó, sự bổ sung sắp tới của Iran khi các lệnh cấm vận quốc tế được nới lỏng, có khả năng sẽ khiến thị trường dư cung trong suốt năm 2016. Các nhà sản xuất sẽ phải thất vọng vì không thể hy vọng giá dầu phục hồi.

Trong dự báo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã cắt 0,2% tăng trưởng kinh tế từ năm 2015 đến 2016, với sự sụt giảm lớn trong các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu, chẳng hạn như Canada, Brazil , Venezuela, Nga và Ả Rập Saudi.

Tuy nhiên, bất chấp các dự báo sụt giảm lớn từ các nền kinh tế dầu mỏ, sẽ không có thay đổi trong việc OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng. Đây được coi là một chiến lược để bảo vệ thị phần của mình khi đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu ở Mỹ.

Chiến lược này dường như đã đạt được thành công khi các nhà sản xuất Mỹ, có chi phí sản xuất cao hơn, đã phải đóng cửa một số giàn khoan dầu và hủy bỏ các dự án. Cụ thể là 9 giàn khoan dầu đã bị loại bỏ tuần trước, dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho thấy, hơn 1.600 giàn khoan dầu của Mỹ đã được gỡ bỏ so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, OPEC đã đạt được mức sản xuất kỷ lục, vượt hơn mức trần 30 triệu thùng/ngày, mặc dù một số nước thành viên như Venezuela và Libya đang kêu gọi cắt giảm sản lượng để giúp tăng giá.