|
Bốc xếp hàng xuất khẩu tại Cảng Tiên Sa. Ảnh: Hoàng Hùng |
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng: Chúng ta không được chủ quan và thỏa mãn, không được phép cho bộ máy phát triển dừng lại. Việt Nam cần kiên trì thay đổi mô hình mới dựa trên nền tảng năng suất và đổi mới sáng tạo, giảm dần sự phụ thuộc tài nguyên, lao động giá rẻ. Chúng ta phải coi thành tựu năm 2017 là cơ sở tự tin hơn trong nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế và tăng trưởng bền vững, tạo ra nền móng vững chãi hơn để kinh tế tăng trưởng cao, lâu dài.
“Một đất nước thu nhập bình quân đầu người 2.335 USD thì có gì quá phấn khởi, có phải là nỗi buồn của những người lãnh đạo khi thu nhập bình quân người dân thấp như thế” - trăn trở của Thủ tướng là “phấn đấu để trở thành một con hổ kinh tế mới của châu Á. Bây giờ chưa được, nhưng tại sao lại không, phải tìm câu trả lời làm gì để đạt được điều ấy?”.
Đổi mới mô hình tăng trưởng“Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp 2 lần trong 8 năm, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng đứng đầu thế giới và khu vực. Kinh tế Việt Nam hiện có quy mô 200 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trên 6%. Đây là dấu hiệu rõ ràng chứng minh sự thành công trong phát triển của Việt Nam" - Sebastian Eckardt, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận xét trong Điểm lại kinh tế 2017.
Thực tế, Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ, được Bộ KH&ĐT cùng WB công bố tháng 2/2016, đưa ra dự báo: Với lộ trình tăng trưởng trên 7%/năm (chỉ tiêu tăng trưởng theo khát vọng của Việt Nam), GDP theo đầu người sẽ đạt xấp xỉ 22.200 USD, tương đương mức thu nhập của Hàn Quốc năm 2002 hoặc của Malaysia năm 2013. Tốc độ tăng trưởng cao hơn sẽ giúp Việt Nam đuổi kịp Indonesia và Philippines, đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập cao vào năm 2035. Việt Nam có làm nên câu chuyện thần kỳ?
Là một người trực tiếp nghiên cứu và làm việc tại Nhật Bản - tấm gương “hóa rồng” thành công nhất ở châu Á, GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Nhật Bản) nhắc tới câu chuyện “thần kỳ Nhật Bản” khi nước này đã tăng trưởng kinh tế 10% trong 20 năm. “Họ làm được vì tỷ lệ đầu tư của khu vực tư nhân trong GDP cao, lên tới 77,8% vào năm 1980, nhưng đi liền với du nhập công nghệ, cách tân công nghệ. Nếu Việt Nam có những thay đổi đột phá về công nghệ, về chất lượng nhân lực... thì mới tạo ra tăng trưởng GDP cao hơn. Nhật Bản hay Hàn Quốc ít tài nguyên nhưng nhờ sức người họ đã làm nên kỳ tích. Đó mới là sự phát triển mang tính bền vững" - GS Trần Văn Thọ chia sẻ.
Việt Nam đã bước vào giai đoạn cuối cùa thời kỳ cơ cấu dân số vàng, những nguồn lực cho phát triển kinh tế đang yếu dần đi, lao động giá rẻ và tài nguyên khoáng sản không còn là lợi thế. Hiện nay, tại Việt Nam khu vực tư nhân không đạt hiệu quả về năng suất lao động, do việc phân bổ và phân công lao động chưa hiệu quả. Theo Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Victoria Kwakwa, Việt Nam phải thay đổi phương thức tăng trưởng cũ. Đây là thời điểm tốt để Việt Nam có thể chuẩn bị sẵn sàng cho những gì mang tính bất ổn trong tương lai, từ kinh nghiệm của nước khác. Chính phủ cần đưa ra giải pháp về giảm nợ công, chi tiêu công hợp lý. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0.
Không phải là ước vọng suôngNếu chỉ ước vọng mà không chuyển đổi thực chất sẽ chỉ là ảo tưởng. Trên thực tế, “phác đồ điều trị điểm nghẽn tăng trưởng” đã và đang được Chính phủ triển khai trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ, hành động. Nói cách khác, những giải pháp, định hướng lớn để phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một con hổ kinh tế mới của châu Á đã và đang được Chính phủ triển khai.
Tuy vậy, quan điểm của Thủ tướng là “tăng trưởng và phát triển là một cuộc đua marathon đường trường chứ không phải là một cuộc chạy đua nước rút. Còn rất nhiều việc phải làm”. Thủ tướng nhấn mạnh: Năm 2018, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải phấn đấu cùng mục tiêu tăng trưởng trên mức Quốc hội giao, năng suất lao động xã hội cao hơn hẳn so với trước, các chỉ số môi trường được cải thiện, nền kinh tế có chuyển biến mạnh mẽ, sức sống, năng lực cạnh tranh nền kinh tế từng ngành, từng địa phương, từng DN. Mọi người dân, nhất là người nghèo phải có cuộc sống tốt hơn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Thủ tướng khẳng định, cái gốc của sự phát triển chính là người dân.
Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ với tuyên bố của mình đã “thắp lửa” niềm tin trong trái tim của mỗi người dân Việt. Còn rất nhiều việc phải làm, nhưng với những thành quả đã đạt được, với những giải pháp đang được triển khai, chúng ta có cơ sở để phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một con hổ kinh tế mới của châu Á.
TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư nhận xét: Việt Nam đã đi lên từ nhóm 20 nước nghèo nhất thế giới. Con đường phát triển nền kinh tế của Việt Nam có thể nói là bắt đầu từ những bước đi với nhiều khó khăn nhất. Tuy vậy, trong những năm gần đây, mục tiêu tăng trưởng GDP mà Chính phủ đề ra đã luôn đạt được và ở mức ổn định mục tiêu đó. Không phải tự dưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến Giấc mơ con hổ châu Á trong Diễn đàn Kinh tế năm 2018 vừa qua. Đã đến lúc người Việt phải luôn tự suy nghĩ, như điều Thủ tướng đã nói: “Bây giờ chưa được, nhưng tại sao lại không và luôn phải tìm câu trả lời làm gì để đạt được điều ấy".
Ngay trong tháng 1, Chính phủ sẽ thông qua Nghị quyết tổng kết 15 năm phát triển, thông qua đó đề ra giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Có nhiều nội dung nhưng chủ trương giải pháp mới của Đảng là cần tập trung giải quyết năng suất lao động. Một quốc gia phát triển nhanh và bền vững phải có năng suất lao động tốt, mà muốn tốt phải có khoa học công nghệ, nền giáo dục tương thích. Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình
Những quyết sách thời điểm này có ý nghĩa quan trọng để đạt được khát vọng thịnh vượng. Cùng với cải cách thể chế, nỗ lực nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước cần thực hiện đồng bộ. GS.TSKH Nguyễn Quang Thái - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ Biên tập Báo cáo 2035 Khu vực tư nhân có thể đóng góp đến 80% GDP, đây sẽ là sự thay đổi hoàn toàn so với trước đây, khi tỷ trọng khu vực công (DN Nhà nước) luôn chiếm trên 30% GDP. Để làm được, cần những nỗ lực có ý nghĩa nhằm tái cơ cấu DN Nhà nước để khuyến khích khu vực tư nhân phát triển. Cần phải dịch chuyển nhanh hơn với sự rõ ràng về các phương thức kinh doanh. Nếu làm được, Việt Nam sẽ trở thành một “con hổ” mới về nền kinh tế. Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry |