Chạy đua với mạng sống của các sản phụ và thai nhi
Mở đầu bộ phim, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư và ekip đã mang đến hình ảnh những em bé được các nhân viên y tế chăm sóc tại Bệnh viện Hùng Vương cũng như những em bé đang đưa tới khoa Nhi, khoa K1 của Bệnh viện trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Những lời động viên, những hành động của nhân viên y tế cho dành cho các bé không được may mắn, không có mẹ bên cạnh vì bị nhiễm Covid-19. Đặc biệt, những thước phim về sản phụ song thai buộc phải mổ sớm hơn so với quy định, thậm chí sản phụ có chồng bị dương tính đã nhập viện sớm. Trong suốt quá trình thực hiện ca mổ, cả ekip đã động viên sản phụ để ca mổ được diễn ra: “Bình tĩnh, tập trung cho hơi thở để em bé sẵn sàng chào đời”.
Những tiếng khóc đầu tiên của em bé ra đời khiến người mẹ không thể kìm chế được mắt: “18 giờ 15 phút em bé ra, con trai. Bé tốt và yên tâm điều trị” – bác sĩ Như Hùng, Bệnh viện Hùng Vương động viên sản phụ trong ca phẫu thuật.Ngay sau những thước phim về sản phụ đầu tiên được phẫu thuật thành công, các bác sĩ lại tiếp tục bước vào ca mổ với các sản phụ khác. Hình ảnh của sản phụ lo lắng đan xen cùng tiếng khóc của em bé khiến nhiều người phải xót thương.Ở một trường hợp khác sản phụ quá đau thậm chí cần xin được đẻ không thì xin tiêm thuốc đau. Những tiếng la khóc vì đau của các sản phụ khiến người xem phải "rùng mình", những liều thuốc gây tê liên tục được tiêm vào cho sản phụ để thực hiện ca mổ, thậm chí cả những liều thuốc giảm đau để giúp các sản phụ bớt đi sự đau đớn.
Bộ phim "Ngày con trào đời" đã lên sóng truyền hình sau "Ranh giới". Ảnh chụp màn hình. |
Những cuộc điện thoại liên tục được gọi đi đến các phòng khác để xin ý kiến chỉ đạo, cũng như phẫu thuật ngay lập tức với những sản phụ cần cấp cứu. Vẫn là những cố gắng, những mệt mỏi của nhân viên y tế tại Bệnh viện Hùng Vương được hiện lên được ống kính máy quay như ở bộ phim "Ranh giới"“Tôi là bác sĩ Tài sẽ thực hiện phẫu thuật, con em còn non quá nên phải mổ, nếu con yếu quá phải gửi bên khoa Nhi để chăm sóc. Phải bình tĩnh, không có sợ để ca mổ diễn ra thành công nha” – bác sĩ Nguyễn Hữu Tài nói với sản phụ trước khi vào ca mổ.Thêm 1 em bé chào đời khỏe mạnh, niềm vui lại đến các nhân viên y tế, hơn lúc nào hết các nhân viên y tế tại Bệnh viện Hùng Vương ngày đêm chạy đua với thời gian để cứu sống cả sản phụ cũng như thai nhi.
“Thai phụ không mắc Covid-19 đã nặng nề, việc mắc phải thì triệu chứng tăng gấp đôi, trong tích tắc là nguy hiểm, vì thế cần phải đảm bảo cả mẹ và con” – bác sĩ Nguyễn Hữu Tài nói.
Niềm vui và nỗi buồn...Chắc chắn, khi một người mẹ mới sinh con điều đầu tiên ao ước là được nhìn thấy mặt con, ôm ấp con vào lòng sau 9 tháng 10 ngày chờ đợi. Nhưng các sản phụ đang điều trị ở bệnh viện Hùng Vương đã thiếu may mắn hơn rất nhiều, dịch bệnh Covid-19 khiến mọi thứ đảo lộn.“Đẻ xong kề da một tí là con đi mất tiêu, không biết mặt con ra sao. Em mong test ổn định để gặp được con” – sản phụ nói sau khi ca phẫu thuật diễn ra thành công.
Sau những thước phim tại khoa K1 thì những hình ảnh tại khoa Nhi xuất hiện, nơi đây là hàng chục trẻ sơ sinh mới được sinh đang được các nhân viên y tế chăm sóc. Tất cả những bé này không có cha mẹ chăm sóc, thậm chí những em bé yếu quá phải được chăm sóc đặc biệt, đó là những phòng của các em bé nhiễm Covid-19. Tại đây, 1 nhân viên y tế sẽ phải chăm sóc 3, 4 bé sơ sinh, thậm chí là cả chục bé, tiếng khóc của các em bé luôn vang lên tại khoa.
Những em bé may mắn được chào được trong thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp tại Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh chụp màn hình. |
Tiếp đó là những trường hợp người dân buộc phải cách ly ở nhà mà không thể nhìn thấy trực tiếp con, cháu mình khi mỗi người một nơi do dịch bệnh.“Em trông được con rồi, thấy nó mừng rơi nước mắt. Bác sĩ bảo đã hết Covid-19, test 2 3 lần không bị. Nãy con bú sữa, tý em gửi clip cho anh xem. Thấy mà rớt nước mắt, tội nghiệp, thứ 3 tuần tới là được về rồi” – sản phụ Phạm Thị Hồng Phương nhìn thấy con qua qua điện thoại và tâm sự với chồng.Đối lập với cuộc điện thoại tâm sự của nhân viên y tế khi 1 sản phụ đã không còn, nhân viên y tế chia buồn với gia đình thì đó là hình ảnh của 1 người ba bế con mình đã vượt qua được nguy hiểm. Hay như hình ảnh sơ sinh chia tay các nhân viên y tế về với bà ngoại khi ba mẹ đang đi điều trị Covid - 19 tại bệnh viện dã chiến. Những thước phim tại bệnh viện Hùng Vương cũng như khu vực cách ly của nhà dân cũng được đan xen. Hình ảnh cuộc sống của những gia đình đón niềm vui trọn vẹn sau khi trở về từ bệnh viện và hứa hẹn với sau khi hết dịch các con sẽ cùng được đưa chơi đã khép lại bộ phim thứ 2 của đạo diện Tạ Quỳnh Tư.Đúng như những gì mà đạo diễn Tạ Quỳnh Tư chia sẻ, "Ngày con chào đời" là sự tươi mới và nhiều hy vọng hơn. Cao trào của phim có chăng là sự chờ đợi, hồi hộp để ngóng tin mẹ tròn con vuông. Toàn bộ phim là hành trình mang song thai của bà mẹ trẻ và quyết định phải mổ con sớm hơn dự kiến, là câu chuyện chia ly của một người mẹ khác đã hơn nửa tháng chưa được gặp con từ khi mới sinh, là sự xót xa day dứt của một người mẹ phải đổ bỏ đi những giọt sữa mẹ quý giá mà không thể dành nó cho đứa con bé nhỏ của mình... Hơn hết, đó chính là sự thiêng liêng của tình mẫu tử là điều mà bộ phim muốn chuyển tải đến cho người xem.
Được biết, gần 100 sản phụ đã nhìn thấy mặt con trong thời gian qua tại Bệnh viện Hùng Vương trong thời điểm khó khăn nhất của dịch Covid-19.