Thực phẩm chứa nhiều đường
Sử dụng quá nhiều đường sẽ hạn chế lượng canxi hấp thụ vào cơ thể và cạn kiệt nguồn photpho dự trữ trong cơ thể. Trong khi đó, photpho là chất khoáng quan trọng giúp tăng hấp thu canxi vào cơ thể. Vì vậy, bất kể ai trong chúng ta cũng nên hạn chế dùng đồ ngọt từ đường. Đối với những người bị loãng xương nhưng lại hảo ngọt, bạn có thể thay thế các loại đồ ngọt bằng các trái cây có vị ngọt tự nhiên như mận, mâm xôi và các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa.
Thức ăn mặn
Thực phẩm mặn chứa hàm lượng natri rất cao, gây nên tình trạng xương bị lão hóa trở nên giòn, xốp và dễ gãy. Một thìa muối mỗi ngày có thể làm giảm khoảng 1,5% khối lượng xương/ năm. Chỉ nên ăn tối đa 5gram muối một ngày.
Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn
Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu thịt đỏ và thịt đã qua chế biến có liên quan đến mật độ khoáng trong xương thấp hơn và nguy cơ gãy xương cao hơn.
Lượng chất béo cao chủ yếu có nguồn gốc từ thực phẩm chế biến sẵn trực tiếp cản trở sự hấp thụ canxi trong ruột. Nó cũng khiến bạn có nguy cơ béo phì cao hơn, điều này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của xương.
Rau họ cà
Một số rau họ cà như nấm, cà chua, cà tím, ớt chuông… chứa alkaloid có thể làm nặng tình trạng viêm trong cơ thể. Đồng thời, solanine trong các loại rau họ cà cũng góp phần gây viêm đau, sưng khớp do tích tụ canxi ở các mô.
Rượu bia
Rượu bia là một trong các nguyên nhân chính làm giảm mật độ xương gây loãng xương, tăng tỷ lệ gãy xương, hạn chế sự hình thành xương mới và làm giảm tỷ lệ phục hồi sau khi gãy xương.
Caffein
Caffeine là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong hạt cà phê, sô cô la và một số loại trà. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy một số lợi ích đối với xương từ một lượng nhỏ caffeine, nhưng nếu sử dụng quá nhiều caffeine có thể cản trở quá trình chuyển hóa xương và có khả năng làm mất canxi từ xương.