Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ấn Độ xếp thứ 2 về chỉ số năng lượng tái tạo hấp dẫn

Nguyễn Minh (Theo Indiatimes)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ấn Độ đã trở thành quốc gia hấp dẫn thứ hai thế giới về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, sau Trung Quốc, theo báo cáo của cơ quan kiểm toán EY (Anh).

Báo cáo của cơ quan kiểm toán EY (Anh) cho biết, Ấn Độ đã vượt qua Mỹ để trở thành nước hấp dẫn thứ hai thế giới về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, sau Trung Quốc.
Cụ thể, trong bảng xếp hạng hàng năm của 40 thị trường  năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới xét về mặt hấp dẫn, Trung Quốc đứng đầu bảng, xếp sau là Ấn Độ.
 Ấn Độ đã trở thành quốc gia hấp dẫn thứ hai thế giới về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Cơ quan EY nhận định sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Ấn Độ, cũng như nền kinh tế ngày càng hấp dẫn đã giúp nước này đạt được thành tích trên.
Báo cáo của EY cho biết, theo cam kết của Chính phủ Ấn Độ, đến năm 2022, nước này sẽ sản xuất 175 GW năng lượng tái tạo và phấn đấu tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm 40% công suất lắp đặt của toàn hệ thống điện đến năm 2040.
Thực hiện kế hoạch này, Ấn Độ đã bổ sung thêm 10 GW công suất điện Mặt Trời trong ba năm vừa qua, bắt đầu từ mức thấp là 2,6 GW trong năm 2014. Ngoài ra, nước này còn có công suất lắp đặt năng lượng gió ở mức kỷ lục mới là 5,4 GW trong giai đoạn 2016-2017.
EY phân tích thêm mục tiêu 2022 của Ấn Độ, do Thủ tướng Narendra Modi đưa ra trong năm 2014, có 100 GW năng lượng Mặt Trời, trong đó có 60 GW lắp đặt dưới mặt đất và 40 GW trên nóc nhà. Năng lượng gió dự kiến sẽ mang lại 60 GW, năng lượng từ sinh khối và thủy điện loại nhỏ là 15 GW.
Trong năm 2016-2017, Ấn Độ đã bổ sung thêm 12,5 GW năng lượng tái sinh, so với 10,2 GW từ các nguồn thông thường.
Bên cạnh đó, trong những lần đấu thầu gần đây, các nhà phát triển tấm năng lượng mặt trời đã chào cung cấp năng lượng này ở mức giá thấp hơn so với các nhà máy điện chạy than mới được xây dựng. 

Theo báo cáo của EY, Mỹ bị tụt xuống hàng thứ ba lần đầu tiên trong bảng xếp hạng, điều này cho thấy sự chuyển hướng trong chính sách của Mỹ dưới chính quyền mới.