Tính từ cuối năm 2020 đến đầu 2022, Apple bán được khoảng 190 triệu chiếc iPhone, nhờ số tiền tiết kiệm 35 USD trên mỗi chiếc iPhone, hãng Apple đã tiết kiệm được vào khoảng 6,5 tỷ USD.
Con số ước tính trên bao gồm cả chi phí sản xuất phụ kiện và vận chuyển. Trước đó, giới chuyên gia tính toán việc thu nhỏ kích thước hộp đựng cho phép Apple giảm phí nguyên liệu làm hộp, cũng như tăng 70% số iPhone trên mỗi pallet, từ đó giảm được 40% chi phí vận chuyển so với trước đó.
Số tiền này chưa tính đến doanh số bán củ sạc và tai nghe rời. Người dùng nếu có nhu cầu cần chi thêm 19 USD (khoảng 600.000 đồng) cho củ sạc 20W và số tiền tương tự cho tai nghe Earpods. Còn nếu chuyển qua AirPods, họ cần ít nhất 129 USD (từ 3,39 triệu đồng).
Dù không phải chi hàng tỷ USD khi cắt giảm phụ kiện, Apple vẫn không giảm giá iPhone mới, thậm chí tăng giá một số model. Theo Daily Mail, người dùng đã phải chi để mua phụ kiện. Tiết kiệm được ngần ấy tiền còn thúc đẩy lợi nhuận và đẩy giá cổ phiếu của Apple lên là lợi ích quá rõ ràng.
Apple giải thích khi họ quyết định bỏ củ sạc và tai nghe khỏi hộp iPhone rằng để giảm gánh nặng có hại cho môi trường. Apple sử dụng hộp iPhone nhiều hơn để giảm lượng khí thải carbon hàng năm xuống 2 triệu tấn, tương đương với 500.000 xe ô tô.
Kể từ năm 2020, hộp đựng iPhone không còn chứa củ sạc và tai nghe. Apple khẳng định quyết định này nhằm tránh lãng phí và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hãng sau đó nhận nhiều chỉ trích, thậm chí bị kiện, bị phạt hoặc buộc phải bán trở lại phụ kiện này ở một số thị trường.