Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cần tu sửa, bảo tồn ngôi miếu gần nghìn năm tuổi ở Hải Phòng

Hải Yến - Vĩnh Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi-Trải qua hơn 700 năm, miếu Tràng (TP Hải Phòng) được biết đến là một trong những ngôi miếu cổ có giá trị di tích lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều hạng mục của di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, cần sớm được tu sửa, tôn tạo.

Một trong những ngôi miếu đẹp nhất

Miếu Tràng còn gọi là miếu Cây Xanh, tên gọi quen thuộc của tòa cổ miếu ở thôn Tràng Thọ, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Đây là một trong những tòa miếu đẹp nhất trong số các miếu thờ trong vùng, được xây dựng trang trí đẹp bằng cả tài nghệ kỹ thuật bản năng và nguồn cảm hứng tạo nên một nét rất riêng mà ta ít gặp.

Miếu Tràng còn gọi là miếu Cây Xanh là tòa cổ miếu được xây dựng hơn 700 năm. Ảnh Hải Yến
Miếu Tràng còn gọi là miếu Cây Xanh là tòa cổ miếu được xây dựng hơn 700 năm. Ảnh Hải Yến

Nơi đây, tôn thờ 3 nhân vật lịch sử là: Tô Hiến Thành, Tống Thái Hậu, Khổng Tử. Tương truyền, vào thời Lý Cao Tông (1162), thái uý Tô Hiến Thành một vị quan thanh liêm, người Đan Phượng (Hà Tây) được triều đình cử đến khu vực Cổ Am để thực hiện việc đắp đê, ngăn mặn, bảo vệ sản xuất…Ông đã góp nhiều công sức xây dựng phát triển kinh tế vùng này. Về sau, dân làng nhớ ơn công đức đã lập đền thờ và phong làm Thành Hoàng tại khu vực tại Văn Chi, sau do nơi này hỏng nát nên đưa về thờ tại miếu.

Câu đối, ỷ ngai, bài vị, cửa võng, cuốn thư đều được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ. Ảnh Hải Yến
Câu đối, ỷ ngai, bài vị, cửa võng, cuốn thư đều được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ. Ảnh Hải Yến

Miếu Tràng là di tích có kiến trúc độc đáo. Kể từ khi xây dựng đến nay, tuy phủ bao lớp rêu phong cổ kính, dãi nắng, dầm mưa nhưng miếu vẫn đứng uy nghi nổi trội giữa một khu vực dân cư đông đúc, đường xá tấp nập người qua lại.

Cổng ngoài được xây dựng kiểu tam quan. Ảnh Hải Yến
Cổng ngoài được xây dựng kiểu tam quan. Ảnh Hải Yến

Mở đầu cho tổng thể công trình là lớp cổng ngoài được xây dựng kiểu tam quan. Cổng giữa trang trí đắp vẽ xây cất theo lối thân cột trụ, nóc đèn lồng, nghê toạ, gắn nhiều câu đối vịnh cảnh miếu. Cổng phụ hai bên là 2 tòa 2 tầng 8 mái, đao cong mềm mại tạo sự cân đối và đẹp mắt.

Trải qua hàng trăm năm, ngôi miếu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, khung cảnh hoang tàn. Ảnh Vĩnh Quân
Trải qua hàng trăm năm, ngôi miếu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, khung cảnh hoang tàn. Ảnh Vĩnh Quân

Qua sân rộng và con đường lát gạch nghiêng là lớp cổng trong cũng được xây cất đối xứng, gần giống như cổng ngoài tạo không gian sâu tôn nghiêm và tăng phần cổ kính nơi cổ tự. Xung quanh là hồ nước, cỏ cây, hoa lá cùng nhiều tác phẩm thiên tạo như: núi non bộ, sấu đá, hổ phục, voi chầu... đắp vẽ công phu, sống động.

Ngậm ngùi nhìn Khu di tích đã xuống cấp

Ông Hoàng Đình Tíu – 82 tuổi, người trông coi, hương hỏa tại miếu Tràng. Ảnh Hải Yến
Ông Hoàng Đình Tíu – 82 tuổi, người trông coi, hương hỏa tại miếu Tràng. Ảnh Hải Yến

Ông Hoàng Đình Tíu – 82 tuổi, người trông coi, hương hỏa tại miếu gần 30 năm cho biết: "Trải qua hơn 700 năm, miếu Tràng vẫn giữ được gần như nguyên vẹn giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Ở đây không có sự hoành tráng của các ngôi đình lớn nhưng lại giống như một tòa cung cấm của cung vua, phủ chúa đầy ắp những di vật lộng lẫy vàng son.

Công trình được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2003. Ảnh Vĩnh Quân
Công trình được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2003. Ảnh Vĩnh Quân

Tất cả có gần 300 di vật, cổ vật. Đặc biệt hệ thống câu đối, ỷ ngai, bài vị, cửa võng, cuốn thư đều được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ, không nặng nề mà rất thanh thoát. Cũng là long, là phượng nhưng long, phượng ở đây đã được hóa thân, cách điệu uyển chuyển. Năm 1999, miếu được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hiện trên cổng tam quan còn giữ được 4 chữ "Chính - Khí- Hạo - Nhiên" (có nghĩa vùng đất này là nơi hội tụ khí thiêng của trời đất, sinh ra người tài). Các nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định cả nước hiện có 2 nơi thờ tự có khắc 4 chữ như vậy. Một là trên cổng dẫn lên đền thờ các vua Hùng tại Phú Thọ; hai là tại miếu Tràng.

Mặt tường đến nay chẳng còn lại gì ngoài những mảng bong tróc. Ảnh Hải Yến
Mặt tường đến nay chẳng còn lại gì ngoài những mảng bong tróc. Ảnh Hải Yến

Năm 2013, công trình được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và nhà nước đã đầu tư 300 triệu đồng để sửa chữa phần mái bị hư hỏng. Trải qua 3 lần trùng tu, nhưng tình trạng xuống cấp vẫn không được cải thiện nhiều. Các cột trụ bằng gỗ đã bị sụt lún, mái ngói có xu hướng cong vênh ở giữa, các cột, kèo bị mục ruỗng, tường nhà xuất hiện các vết nứt lớn. Lúc mưa thấm dột, nước đằng sau vườn không thoát nên đã tràn vào miếu. Trời nắng nhìn từ trong miếu ra ngoài có nhiều vết thủng lỗ chỗ lọt cả gần bàn tay.

Nhìn mà thấy xót xa, bản thân tôi cũng đã kêu gọi các nhà hảo tâm mong ngôi miếu được nhìn nhận về giá trị lịch sử nhưng cũng đành bất lực. Miếu Tràng từng bị mất trộm cổ vật, trộm đã cạy mất phần vàng được trang trí bên ngoài của các cổ vật” Ông  Hoàng Đình Tíu thông tin.

Hệ thống cửa và tường quanh ngôi miếu đã nứt vỡ. Ảnh Hải Yến
Hệ thống cửa và tường quanh ngôi miếu đã nứt vỡ. Ảnh Hải Yến
Hệ thống cửa bị mối mọt xâm nhập, không thể sử dụng. Ảnh Hải Yến
Hệ thống cửa bị mối mọt xâm nhập, không thể sử dụng. Ảnh Hải Yến
Theo ghi nhận của phóng viên, trải qua biến động cửa thời gian, nhiều hạng mục trong khuôn viên hiện đang xuống cấp, hư hỏng nặng. Từ cổng vào cho đến trung đường, hệ thống cửa và tường quanh ngôi miếu đã nứt vỡ.
Toàn bộ hệ thống rui kèo, cột chống bị mối mọt ăn mục ruỗng…Mặt tường đến nay chẳng còn lại gì ngoài những mảng bong tróc, rêu phong bám kín. Tất cả điều này đã phần nào khiến không gian nơi đây trở nên tiêu điều, xơ xác.
Toàn bộ hệ thống rui kèo, cột chống bị mối mọt ăn mục ruỗng. Ảnh Hải Yến
Toàn bộ hệ thống rui kèo, cột chống bị mối mọt ăn mục ruỗng. Ảnh Hải Yến
Trải qua 3 lần trùng tu, nhưng tình trạng xuống cấp vẫn không được cải thiện nhiều. Ảnh Hải Yến
Trải qua 3 lần trùng tu, nhưng tình trạng xuống cấp vẫn không được cải thiện nhiều. Ảnh Hải Yến

Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Am -Trần Quyết Thắng cho biết: “Chính quyền địa phương đều biết rõ thực trạng các công trình ngày càng xuống cấp nhưng vì công trình là di tích quốc gia nên việc tu bổ không thể tự ý. Hơn nữa nguồn kinh phí thực hiện quá lớn, địa phương không có đủ tiềm lực. Với hiện trạng xuống cấp của khu di tích lịch sử như hiện nay, xã đã có đơn đề nghị gửi đến cơ quan chức năng của huyện để xem xét tu sửa, tôn tạo lại di tích và mong muốn các cấp ngành chức năng sớm quan tâm giải quyết. Chúng tôi cũng mong muốn rằng, khi miếu Tràng được cấp phép tu sửa, tôn tạo lại sẽ được các nhà hảo tâm, con em địa phương ủng hộ để có thể bảo tồn các giá trị di sản, truyền thống của di tích gần ngàn năm tuổi này”.

Những bức tường nứt vỡ, ẩm mốc. Ảnh Hải Yến
Những bức tường nứt vỡ, ẩm mốc. Ảnh Hải Yến

Với vùng đất địa linh nhân kiệt, thiên địa nhân hoà, di tích miếu Tràng gắn liền với truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học hy vọng sẽ sớm được tôn tạo trở thành địa danh, điểm hẹn di tích văn hóa hấp dẫn không chỉ huyện Vĩnh Bảo mà còn của chung TP Hải Phòng./.