Chú trọng chất lượngNhiều ý kiến cho rằng, trong nhiệm kỳ vừa qua, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã tăng thêm quyền lực cho HĐND, tăng cường các ĐB chuyên trách. Đây là cơ sở pháp lý rất tốt cho HĐND hoạt động tốt hơn. Từ thực tiễn đã có, với mong muốn HĐND mạnh hơn nữa, tại kỳ bầu cử nhiệm kỳ 2021 - 2026 lần này, yêu cầu phải chọn ĐB HĐND theo chất lượng được đặc biệt lưu ý.Về tiêu chuẩn lựa chọn ĐB HĐND nhiệm kỳ này đã được quy định rất rõ và sát sườn với tình hình thực tế hiện nay. Theo quy định phải chọn người có năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ ĐB HĐND, không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm, đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực, hay như người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia HĐND các cấp.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các lãnh đạo kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. ảnh: Thùy Linh |
Theo ý kiến của nhiều ĐB từng gắn bó với hoạt động của cơ quan dân cử, muốn nâng cao chất lượng ĐB HĐND, khi ĐB đang là ứng cử viên phải giới thiệu chương trình hành động tốt trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Không được dùng hình thức vận động bị nghiêm cấm hay mang tiền để vận động cử tri, mua chuộc cử tri. Các hành động đó đã bị cấm theo quy định của pháp luật và cần giám sát chặt chẽ tại các buổi tiếp xúc. Ngoài ra cần theo dõi các hoạt động, hành động của các ĐB HĐND nếu trúng cử trong 1 - 2 năm, phải có đánh giá của cử tri vùng đó đối với hoạt động của HĐND.Vai trò cá nhân của từng đại biểu rất quan trọngViệc tăng ĐB chuyên trách cũng là một tín hiệu được nhiều ý kiến đánh giá cao. Tại Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được Quốc hội đồng tình nâng tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách lên 19 ĐB (tăng 9 ĐB so với quy định chung của Luật và 1 ĐB so với nhiệm kỳ vừa qua). Như ĐB Quốc hội khóa XIV Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa) nhận định, để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp thì rất cần đội ngũ ĐB hoạt động chuyên trách. Bởi hiện nay số lượng ĐB dân cử các cấp hoạt động chuyên trách quá ít dẫn đến quá tải trong thực hiện nhiệm vụ.Từ thực tế hoạt động HĐND tại Hà Nội cho thấy, Thường trực, các ban HĐND và ĐB chuyên trách giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức thực hiện các hoạt động của HĐND. Trong đó, Thường trực phát huy tốt vai trò trong điều hòa, phối hợp trong hoạt động thẩm tra, giám sát. Các ban HĐND nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thẩm tra báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp, chủ động rà soát kỹ nội dung, đưa ra những vấn đề còn vướng mắc, chưa đúng quy định của pháp luật giúp cho ĐB có thêm thông tin, định hướng trong việc xem xét, thảo luận và quyết định. Đồng thời, chính việc các ĐB HĐND tăng cường đi thực tế tại các địa phương, cơ sở, theo dõi, giám sát các cơ quan chức năng trong việc thực hiện quy định của pháp luật, nghị quyết HĐND, việc trả lời, giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của cử tri… đã giúp tăng chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử.Hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐB HĐND, trong đó, vai trò cá nhân của từng ĐB là hết sức quan trọng. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, khi nào mối quan hệ giữa cử tri và ĐB không còn khoảng cách, sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của người ĐB dân cử. Tính đại diện của người ĐB Nhân dân được làm rõ hơn nữa, đây là điều mà nhiệm kỳ mới, ĐB HĐND cần hướng tới.
Hiện, cuộc bầu cử ĐB HĐND các cấp đã bước vào giai đoạn các ứng viên tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử, truyền tải tới cử tri chương trình hành động của mình. Việc nâng cao chất lượng và năng lực hoạt động của ĐB HĐND các cấp không chỉ là đòi hỏi đặt ra với cuộc bầu cử này, mà việc nâng chất lượng ĐB còn là giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương. |