Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chế tạo thành công thiết bị chỉnh sửa vách ngăn mũi nhanh, không đau

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Số lượng thống kê cho thấy khoảng 20-30% dân số trên thế giới bị lệch vách ngăn mũi, một dạng dị tật không nguy hiểm đến tính mạng.

KTĐT - Số lượng thống kê cho thấy khoảng 20-30% dân số trên thế giới bị lệch vách ngăn mũi, một dạng dị tật không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây trở ngại không nhỏ đối với đời sống của họ và người thân, đặc biệt có thể khiến người mắc dị tật dễ bị cảm, cúm mãn tính và ngáy nặng.

Đài Tiếng nói nước Nga đêm 12/7 đưa tin các nhà vật lý Học viện những vấn đề công nghệ laser và thông tin thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga đã chế tạo thành công một thiết bị y học mới, cho phép chỉnh sửa vách ngăn mũi một cách nhanh chóng và không gây đau đớn.

Tiến sĩ Emil Sobol tại học viện trên cho biết thiết bị mới được cải tiến từ một thiết bị vốn được dùng trong công nghệ truyền thông. Việc phát triển thiết bị mới dựa trên tác động ngắn hạn và cục bộ của tia laser lên cấu trúc và bản chất cơ học của mô sụn, làm cho mô mềm đi trong một thời gian ngắn, giúp các bác sĩ thực hiện bất kỳ cấu hình vách ngăn mũi nào mà không làm tổn thương các tế bào.

Sau khi vách ngăn được chỉnh sửa từ 15 đến 20 phút, sụn có thể phục hồi hoàn toàn nên bệnh nhân có thể về nhà ngay. Các phẫu thuật sử dụng công nghệ mới cho đến nay chưa phát hiện biến chứng hay phản ứng phụ ở bất kỳ bệnh nhân nào.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu Phòng thí nghiệm sinh quang học thuộc Học viện những vấn đề laser và thông tin, đang nghiên cứu phát triển công nghệ này cho việc điều chỉnh giác mạc mắt, chữa cận thị và viễn thị. Nếu thành công, thiết bị mới sẽ thay thế các thủ thuật ngoại khoa hiện đại, kể cả những phẫu thuật laser rất phổ biến dùng trong việc chữa mô sinh vật, chữa giác mạc.

Ngoài ra, các nhà vật lý học viện còn đang tích cực nghiên cứu để áp dụng công nghệ này trong điều trị nha khoa.

Số lượng thống kê cho thấy khoảng 20-30% dân số trên thế giới bị lệch vách ngăn mũi, một dạng dị tật không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây trở ngại không nhỏ đối với đời sống của họ và người thân, đặc biệt có thể khiến người mắc dị tật dễ bị cảm, cúm mãn tính và ngáy nặng.

Cách duy nhất để chỉnh sửa vách ngăn mũi được áp dụng từ trước đến nay là phẫu thuật, một biện pháp làm mất nhiều máu, cần gây mê và bệnh nhân phải được điều trị nội trú./.