Hội Gióng là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội diễn ra trong từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. |
Ngay từ sáng sớm, người dân Phù Linh rước 8 lễ vật truyền thống của các thôn làng gồm giò hoa tre, ngựa sắt, voi chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng, cầu húc về khu di tích. Theo Ban Tổ chức, lượng khách đến Hội Gióng năm nay khoảng 120 vạn người. |
Kiệu ''Tướng bà'' là một trong những phần nghi lễ được nhiều người dân và du khách chú ý, được bảo vệ nghiêm ngặt. Năm nay, Bà tướng được chọn là bé Nguyễn Hà Vy, 10 tuổi, thôn Yên Làng. Theo phong tục từ lâu, tướng Bà chỉ vẫy tay và mỉm cười với dân làng, không được phép nói chuyện để đảm bảo linh thiêng. |
Theo người dân, ''Tướng bà'' năm nay có nét mặt tươi sáng, thánh thiện và khi cười có má núm đồng tiền rất duyên dáng. |
Hội Gióng được tổ chức lâu nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo của Lễ hội đền Sóc và tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thánh Gióng đã có công đem lại thái bình cho nhân dân. Khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. |
Thông qua các hoạt động của lễ hội, nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của huyện để đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. |
Nghi lễ xin lộc giò hoa tre tại hội Gióng |
Bên cạnh phần lễ, hội Gióng còn có nhiều hoạt động hấp dẫn như: Hát quan họ, thi đấu bóng chuyền da nữ, đấu vật; tổ chức các trò chơi dân gian: đi cà kheo, nấu cơm thi, đi cầu thăng bằng, đập niêu. |
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, người dân tham gia đền Sóc vẫn có thói quen ''rải'' tiền lẻ. |
Mặc dù, Ban Tổ chức đã sắp xếp các hòm công đức, giọt dầu nhưng người dẫn vẫn để tiền lẻ khắp nơi trên ban thờ. |
Tiền lẻ được thu gom để đúng nơi quy định. |
Người dân đến trẩy hội Gióng. |