Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chốt phương án “xứ Đông Dương” cho cầu Trần Hưng Đạo

Vũ Khoa - Minh Tường/Giaothonghanoi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trước đó, có 3 phương án thiết kế cây cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng được đưa ra gồm: Người chủ soái; Cánh hạc bay; xứ Đông Dương.

Phối cảnh phương án thiết kế số 3 mang tên Xứ Đông Dương vừa được phê duyệt cho cầu Trần Hưng Đạo. Ảnh: TEDI
Căn cứ theo các phương án này, UBND TP Hà Nội vừa thông qua và trình Thường trực Thành ủy về phương án thiết kế được lựa chọn là số 3 - xứ Đông Dương.
Theo thuyết minh phương án kiến trúc, xứ Đông Dương mang ý tưởng kết nối hiện tại và tương lai, kết nối địa danh lịch sử, các khu vực trung tâm nội đô lịch sử phía Nam sông Hồng với khu vực trung tâm phát triển phía Bắc sông Hồng. Phương án mang dáng vẻ cổ điển, thơ mộng, là sự gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính, nét xưa cũ về một xứ sở đầy màu sắc & sinh động mà Hà Nội là thủ phủ - xứ Đông Dương.
Trong 3 phương án kiến trúc của cầu Trần Hưng Đạo, Hội đồng tuyển chọn đã chấm điểm cao nhất cho phương án 3 (xứ Đông Dương). Hiện, Ban QLDA Giao thông TP Hà Nội đã có Tờ trình báo cáo UBND TP Hà Nội về phương án kiến trúc của cầu Trần Hưng Đạo.
Công trình cầu Trần Hưng Đạo với tiêu chí là cầu có tính chất văn hóa, kết nối địa danh lịch sử, các khu vực trung tâm nội đô lịch sử phía Nam sông Hồng với khu vực trung tâm phát triển phía Bắc sông Hồng. Phương án xứ Đông Dương với ý tưởng kết nối hiện đại và tương lai từ cảnh quan đường Trần Hưng Đạo, xuất phát điểm của cây cầu từ bờ Nam sông Hồng.
Đường Trần Hưng Đạo có tên Đại lộ Gambetta vào đầu thế kỷ XX, nổi bật với nhiều công trình kiến trúc quý - đặc trưng của thời kỳ này (kiến trúc Pháp và Đông Dương) sang bờ Bắc là nơi phát triển các khu đô thị mới. Phù hợp quy hoạch 2 bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của thành phố trung tâm gắn với trục Hồ Tây - Cổ Loa tạo thành trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm Hà Nội.
 Phương án sử dụng đường nét cổ kính mang phong cách Đông Dương, là sự pha trộn hài hòa giữa các yếu tố phương Tây và bản địa.
Phương án mang dáng vẻ cổ điển, thơ mộng, là sự gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính, nét xưa cũ về một xứ sở đầy màu sắc và sinh động khi Hà Nội là thủ phủ - xứ Đông Dương. Địa điểm: Quận Hoàn Kiếm (phường Phan Chu Trinh, Chương Dương Độ), Quận Hai Bà Trưng (phường Bạch Đằng) và quận Long Biên (phường Long Biên, Bồ Đề, Gia Thụy) TP Hà Nội.
Các vị trí cũ và hiện tại dọc theo tuyến đường Trần Hưng Đạo. Ảnh: TEDI
Bình đồ hướng tuyến cầu Trần Hưng Đạo. Ảnh: TEDI
Dự án nằm trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm (phường Phan Chu Trinh, Chương Dương Độ), quận Hai Bà Trưng (phường Bạch Đằng) và quận Long Biên (phường Long Biên, Bồ Đề, Gia Thụy), chiều dài toàn bộ tuyến khoảng 5,5km.
Điểm đầu Dự án là ngã 5 Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh quận Hoàn Kiếm.
Điểm cuối dự án tại khu vực giao cắt với Quốc lộ 5A (đường Nguyễn Văn Linh), thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên. Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, hệ thống hào, tuynen, cây xanh, chiếu sáng và tổ chức giao thông.
Đường Trần Hưng Đạo có tên Đại lộ Gambetta vào đầu thế kỷ XX, nổi bật với nhiều công trình kiến trúc quý - đặc trưng của thời kỳ này (kiến trúc Pháp và Đông Dương) sang bờ Bắc là nơi phát triển các khu đô thị mới.
Công trình được thiết kế với kết cấu cầu chính hệ dầm chủ dạng dầm hộp liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực chiều cao thay đổi, bề rộng cầu B=31,0m. Kết cấu 2 trụ chính phía ngoài có phần tháp được tạo dáng thẩm mỹ kiến trúc.
Kết cấu cầu dẫn sử dụng dạng dầm bản rỗng phạm vi trong đô thị và dầm super T đoạn ngoài bãi sông có chiều rộng thay đổi phù hợp với quy mô mặt cắt tại từng đoạn.
Kết cấu cầu nhánh lên xuống sử dụng dạng dầm bản rỗng phạm vi trong đô thị và dầm super T đoạn ngoài bãi sông; quy mô nhánh lên xuống B=7,0m.
Kết cấu hầm chui bằng bê tông cốt thép, bề rộng hầm B=18,5m.
Cầu dự kiến được thiết kế quy mô 6 làn xe, theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư xấp xỉ trên 8.900 tỷ đồng.