Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chủ tịch nước dự Hội nghị đại biểu Nhà văn lão thành Việt Nam

Vĩnh Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 30/9, tại TP Hải Phòng, Hội nghị đại biểu Nhà văn lão thành lần thứ nhất do Hội Nhà văn Việt Nam được tổ chức. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và phát biểu.

Cùng dự có ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng; ông Lê Khánh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc… gửi lẵng hoa chúc mừng Hội nghị.

Bên cạnh đó là 300 nhà văn, nhà thơ, chủ yếu trên 70 tuổi, trong đó có nhiều tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật, các giải thưởng của Hội Nhà văn hàng năm và một số giải thưởng uy tín khác và các hội viên có đóng góp cho sự phát triển văn học và Hội Nhà văn.

Hội nghị được tổ chức để nhìn lại những thành tựu và bài học kinh nghiệm sau 35 năm đổi mới văn học nước nhà; tăng cường đoàn kết, động viên toàn thể đội ngũ nhà văn phát huy trách nhiệm, mạnh mẽ đi vào đời sống, phấn đấu sáng tạo những tác phẩm lớn, có sức khái quát cao phản ánh sinh động, tầm cỡ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có tác dụng sâu sắc xây dựng văn hóa, xây dựng con người.

Đặc biệt, xác lập sứ mệnh của văn học trong việc giáo dục lịch sử dân tộc, gìn giữ và phát huy những vẻ đẹp văn hóa truyền thống góp phần làm ra phẩm giá con người Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo, phát huy vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình ấy, văn nghệ sĩ, nhà văn luôn được đặt ở vị trí trung tâm, có vai trò quyết định sáng tạo ra giá trị tinh thần cao đẹp cho xã hội.

Chủ tịch nước phấn khởi được gặp gỡ các nhà văn lão thành, trong đó rất nhiều nhà văn đã là "nhà văn chiến sĩ", đi qua các cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh, sáng tạo nên những tác phẩm mang dấu ấn thời đại, như những "đoàn quân" đặc biệt mang sức mạnh tinh thần Việt Nam bất diệt, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của dân tộc.

Chủ tịch nước cũng xúc động tưởng nhớ và tri ân các nhà văn đã mất, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến vĩ đại cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước như Nam Cao, Thâm Tâm, Trần Đăng, Lê Anh Xuân, Nguyễn Thi, Chu Cẩm Phong, Nguyễn Mỹ, Nguyễn Trọng Định, Trần Quang Long, Dương Thị Xuân Quý…, những con người mà cuộc đời và tác phẩm của họ còn sống mãi với Tổ quốc, với nhân dân.

Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành lần thứ nhất do Hội Nhà văn Việt Nam được tổ chức tại Hải Phòng.
Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành lần thứ nhất do Hội Nhà văn Việt Nam được tổ chức tại Hải Phòng.

Dẫn Hội nghị văn hóa toàn quốc tháng 11 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Văn hoá soi đường quốc dân đi", 75 năm sau, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tháng 11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định "Văn hóa còn là dân tộc còn", Chủ tịch nước khẳng định, văn hóa là sự sống còn của một dân tộc.

“Nếu không có văn hóa thì mỗi con người và mỗi dân tộc ở bất kỳ nơi đâu, ở bất kỳ thời đại nào cũng không thể tìm thấy mục đích và giá trị sống chân chính của mình. Mà văn học là một trong những thành tố vô cùng quan trọng làm nên vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, lan toả vẻ đẹp ấy trong đời sống, đánh thức tình yêu và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam với Tổ quốc của mình”, Chủ tịch nước nói.

Vì thế, sứ mệnh, trách nhiệm của nhà văn Việt Nam lúc này lại càng lớn lao và yêu cầu cao hơn. Nhân dân, đất nước đang cần tiếng nói của tình yêu thương con người, của lòng trung thực, sự quả cảm từ các nhà văn trong cuộc đấu tranh này.

Chủ tịch nước khẳng định, các nhà văn Việt Nam luôn là những chiến sĩ tiên phong trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác và bảo vệ phẩm giá con người bằng con đường kỳ diệu của văn học, gieo những hạt giống của cái đẹp vào tâm hồn con người. Chỉ khi con người mang trong tâm hồn mình những vẻ đẹp nhân tính thì mới đi qua được sự cám dỗ của những dục vọng thấp hèn, mới có thể dâng hiến cho con người và cho dân tộc.

Trong quá trình ấy, văn nghệ sỹ, nhà văn luôn được đặt ở vị trí trung tâm, có vai trò quyết định sáng tạo ra giá trị tinh thần cao đẹp cho xã hội. Các nhà văn Việt Nam qua từng thế hệ, nhất là các nhà văn lão thành đã không phụ sự ủy thác của nhân dân, của đất nước và của Đảng, đã có mặt trong từng bước thăng trầm của đất nước, thấu cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân dân.

Các nhà văn đã sáng tạo ra những tác phẩm còn mãi với thời gian, góp phần tạo nên nền văn học chân chính, đóng góp to lớn vào xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước trạo tặng những bó hoa tươi thắm đến các nhà văn lão thành.
Chủ tịch nước trạo tặng những bó hoa tươi thắm đến các nhà văn lão thành.

Bày tỏ tình cảm, niềm vui được gặp gỡ các nhà văn lão thành, trong đó rất nhiều "nhà văn chiến sỹ," Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xúc động tưởng nhớ và tri ân các nhà văn đã mất, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến vĩ đại cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Nhân dịp này, Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng Chủ tịch Nước Võ Văn Thưởng cuốn sách "Hồ Chí Minh- Thư gửi nước Mỹ", tập hợp những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các chính khách, tổ chức và cá nhân ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1919 - 1969. Chủ tịch Nước Võ Văn Thưởng trao bằng tôn vinh cho nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và nhà thơ Hữu Thỉnh, gửi tặng khen thưởng tới Nhà văn Ma Văn Kháng (vì lý do sức khỏe không tham dự Hội nghị).