Có thể kể đến là chính sách y tế Obamacare, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các chính sách về di cư... đều là những quyết sách mà ông Trump tuyên bố sẽ “xóa sổ”.
Gần đây nhất, Thẩm phán liên bang hôm thứ Ba (22/11) đã bác quyết định mở rộng việc chi trả bắt buộc làm thêm giờ cho hơn 4 triệu công nhân. Phán quyết này gây nguy hiểm cho một trong những thành tựu mang dấu ấn của Tổng thống Obama trong việc gia tăng phúc lợi xã hội.
Thẩm phán Amos Mazzant ở Texas cùng 21 tiểu bang và các phòng Thương mại Mỹ đã nhất trí, quy định này là không hợp pháp.
Quy định này, được đưa ra bởi Bộ Lao động dự kiến có hiệu lực từ 1/12 và sẽ tăng gấp đôi tiền lương tối đa của một công nhân lên 47.500 USD và vẫn được trả thêm giờ. Đây là mức thay đổi đáng kể trong vòng 4 thập kỷ.
Sự thay đổi này được dự kiến sẽ tác động đến hầu như tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, các tiểu bang cho rằng, việc tăng lương không thể bị bắt buộc. Thẩm phán Mazzant đã phán quyết, luật liên bang về vấn đề làm thêm giờ không cho phép Bộ Lao động quyết định tăng lương cho công nhân mà chỉ dựa vào mức lương. Cụ thể, Luật Tiêu chuẩn lao động công bằng quy định, các quyết định tăng lương phải được dựa trên các bài đánh giá.
Đại diện Bộ Lao động Mỹ vẫn khẳng định, quy tắc này là hợp pháp và Bộ này đang xem xét các lựa chọn, theo phát ngôn viên Jason Surbey.
Về nguyên tắc, Bộ Lao động có thể đề nghị phúc thẩm nhưng vẫn khó có thể đưa quy định này thành hiện thực, nhất là sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2017.
Trước đó, hồi tháng 8, ông Trump từng tuyên bố, các quy tắc làm thêm giờ đặt thêm gánh nặng cho giới kinh doanh.