Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội: Đổi mới công nghệ mới thoát cảnh làm thuê

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc để có chiến lược phát triển xứng tầm cho ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là những nội dung chính tại Hội thảo góp ý lần 2 cho “Đề án phát triển CNHT Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020” ngày 18/10.

Kết quả khả quan
Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát nhằm đánh giá năng lực và nhu cầu được hỗ trợ của DN CNHT tại Hà Nội trong 3 lĩnh vực: Sản xuất linh kiện, phụ tùng (bao gồm linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa – cao su, linh kiện điện – điện tử); Ngành dệt may – da giày; Ngành công nghệ CNC (từ tháng 6 - 8/2016) tại 300 DN CNHT đã nhận được 85 phiếu trả lời (chiếm 28,3%).
 Sản xuất phụ kiện cơ khí tại Công ty Tâm Hợp, huyện Sóc Sơn.  Ảnh  Thanh Hải
Tại hội thảo, bà Trương Chí Bình - Giám đốc Trung tâm Phát triển DN CNHT (Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương) thông tin, thực trạng CNHT Hà Nội cho thấy, các DN CNHT Hà Nội cũng có sự tăng trưởng khá tốt về giá trị xuất khẩu. 36% số DN phản hồi có giá trị xuất khẩu tăng, 48,8% ít thay đổi về giá trị xuất khẩu. Đặc biệt,
Dự kiến, đến năm 2020, có khoảng 1.000 DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT, trong đó, có 40% DN có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam; Giá trị sản xuất công nghiệp của CNHT chiếm khoảng 18% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Hà Nội; Chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực CNHT hàng năm tăng trên 12%...
hình thức xuất khẩu gián tiếp của ngành CNHT thông qua việc cung cấp sản phẩm cho các công ty có vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, các DN chế xuất rất phổ biến. “Trong thời gian qua, DN CNHT Hà Nội phát triển khá tốt. 43,5 % DN phản hồi có tăng trưởng về doanh thu, chỉ có 14,2% DN là doanh thu bị sụt giảm. Về lợi nhuận, 42,3% DN được hỏi có lợi nhuận tăng, trong khi chỉ có 14,1% DN có lợi nhuận giảm” – bà Bình thông tin.
Giải pháp càng cụ thể, doanh nghiệp càng có cơ hội
Khảo sát cũng chỉ ra rằng, các khó khăn cơ bản trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh của DN CNHT Hà Nội là do chi phí sản xuất cao hơn các tỉnh, thành lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư và khả năng cạnh tranh (về giá thành sản phẩm) của DN; Thiếu nguồn thông tin và chưa tiếp cận được các chính sách, chương trình hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước; Hạn chế trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường… Bên cạnh đó, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cũng chỉ ra rằng, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập DN mới chỉ có DN FDI quan tâm, còn DN trong nước do chưa phát triển xứng tầm nên không mặn mà, hoặc chính sách chưa bao quát được yêu cầu của DN cần gì để đáp ứng.
 Phó Trưởng ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) Hà Nội Nguyễn Đức Quang nhấn mạnh, thời gian tới, chính sách phải chỉ ra được ngành nào là lợi thế để tập trung phát triển. Đặc biệt, khi phát triển ngành này phải tính đến 3 vấn đề liên quan đến môi trường, kinh tế, lợi ích xã hội. Trong khi đó, đại diên cho Hiệp hội DN điện tử Việt Nam cũng cho rằng, mục tiêu của đề án từ chung đến cụ thể cần phù hợp với mong muốn của DN, xem thế mạnh của DN CNHT mạnh yếu sao để điều chỉnh, hỗ trợ mới có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước và tham gia vào chuỗi toàn cầu.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, ông Đàm Tiến Thắng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, phát triển CNHT không phát triển hàng ngang, mà đề án nên đi vào cụ thể, làm sao khắc phục được các điểm yếu, từ đó mới điều chỉnh theo từng thời điểm để ngành CNHT khẳng định được đúng tầm. “Thực tế, nếu DN CNHT cứ mải mê với làm gia công cho DN FDI sẽ bị động, nguy cơ bị cắt đơn hàng luôn luôn rình rập. Vì thế, DN phải làm chủ được công nghệ, nếu không làm được thì mua bản quyền để tạo ra giá trị, dần thay thế hàng nhập khẩu mới có thể phát triển thành DN lớn” – ông Thắng nhấn mạnh. Đồng thời ví von, DN FDI như con voi khi vào đầu tư, còn DN trong nước như con kiến có thể bị đè bẹp, đang là sự bất bình đẳng hiện nay trong chính sách. Chính vì thế, cùng với việc cụ thể hóa bằng đề án, ngành CNHT càng cụ thể, càng tạo được sự chung tay của các DN, qua đó mới mang lại hiểu quả thiết thực cho ngành công nghiệp vốn có nhiều tiềm năng này.