Xem cụ thể danh sách TẠI ĐÂY
Trong danh sách SCIC công bố, những cái tên đáng chú ý có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng là Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) với vốn điều lệ hơn 6,400 tỷ đồng (SCIC sở hữu 36%); CTCP FPT (HOSE: FPT) với vốn điều lệ hơn 7,760 tỷ đồng (SCIC sở hữu gần 6%); Tổng công ty Sông Đà (UPCoM: SJG) với vốn điều lệ gần 4,500 tỷ đồng (SCIC sở hữu 99.79%); Tập đoàn Dệt may Việt Nam (UPCoM: VGT) với vốn điều lệ 5,000 tỷ đồng (SCIC sở hữu 53.49%)...Về tình hình thoái vốn, theo Cục Tài chính Doanh nghiệp, lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đã thoái vốn với giá trị gần 287 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn Nhà nước tại 3 đơn vị thuộc Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với giá trị gần 53 tỷ đồng, thu về hơn 84 tỷ đồng, thoái vốn tại 9 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam (HOSE: GVR), Tập đoàn Viettel, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Thái Sơn với tổng giá trị là hơn 234 tỷ đồng, thu về hơn 2.081 tỷ đồng.Đối với công tác bàn giao vốn về SCIC, lũy kế 4 tháng đầu năm, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu của 3 doanh nghiệp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Công ty cổ phần Du lịch và xúc tiến đầu tư, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị ngành in và Công ty cổ phần Phim Giải phóng) với tổng giá trị phần vốn Nhà nước chuyển giao là 218 tỷ đồng.Trong 4 tháng đầu năm 2021, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 193 tỷ đồng. Số dự kiến thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp vào ngân sách Nhà nước năm 2021 là 40,000 tỷ đồng theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021.