Nhân lực là lời giải cho bài toán 4.0
Đáng chú ý, Diễn đàn có sự tham gia của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Ứng dụng CNTT, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng lành đạo các bộ ban ngành cũng như doanh nghiệp trong, ngoài nước đang hoạt động ở lĩnh vực CNTT.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng hiện hữu rõ nét cũng như tạo ra nhiều tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế - xã hội tại nhiều quốc gia trên toàn cầu và Việt Nam cũng nằm trong số đó. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam thay đổi toàn diện mà còn tiềm ẩn nhiều thách thức cũng như nguy cơ.
Tới 24/9 mới sửa xong cáp quang biển AAG
Cụ thể, cáp AAG nhánh kết nối trạm Việt Nam đi Hong Kong sẽ được sửa chữa từ 5h sáng 07/09, dự kiến đến 2h sáng 13/9 sẽ hoàn thành. Trong khi đó, nhánh cáp AAG từ Hong Kong đi Philippines sẽ được sửa từ 17h ngày 18/09 và dự kiến hoàn tất vào 11h ngày 24/9.
Đối với hai tuyến cáp IA và SMW3, các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước cho biết chưa có lịch sửa chữa cụ thể. Tuy nhiên, mỗi ISP đều đã chuẩn bị sẵn các hướng dự phòng để điều tiết lưu lượng kết nối đi quốc tế ngay sau khi phát hiện sự cố. Do đó, 80% kết nối đi quốc tế vẫn được đảm bảo đúng tốc độ cam kết.
Trước đó, 3 cáp quang biển nối internet từ Việt Nam đi quốc tế là AAG, IA, SMW3 đồng loạt gặp sự cố vào ngày 28/8, khiến cho lưu lượng truyền tải internet đi quốc tế ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cảnh báo xuất hiện mã độc APT tấn công hệ thống an ninh mạng
VNCERT đã gửi công văn phát lệnh điều phối, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên toàn quốc giám sát nghiêm ngặt, ngăn chặn kết nối tới các máy chủ điều khiển mã độc tấn công APT.
Đơn vị tiếp nhận là các đơn vị chuyên trách về CNTT, an toàn thông tin (ATTT) của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; các đơn vị chuyên trách về CNTT, ATTT các bộ, ngành; các đơn vị thuộc Bộ TT&TT; các Sở TT&TT; thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố Internet Việt Nam; và các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; Tổ chức tài chính và ngân hàng; các doanh nghiệp hạ tầng Internet, viễn thông, điện lực, hàng không, giao thông vận tải.
Trong công văn, VNCERT yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện khẩn cấp một số nội dung công việc để ngăn chặn sự phát tán, lây lan của mã độc loại tấn công có chủ đích APT.
Cụ thể, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được yêu cầu phải giám sát nghiêm ngặt, ngăn chặn kết nối đến các máy chủ điều khiển mã độc APT. Tính tới hiện tại, VNCERT đã phát hiện được 17 địa chỉ IP máy chủ điều khiển mã độc và 71 tên miền máy chủ độc hại liên quan đến mã độc APT đợt này.
VNCERT đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nếu phát hiện mã độc, cần nhanh chóng cô lập vùng/máy và điều tra, xử lý (cài đặt lại hệ điều hành nếu không gỡ bỏ được triệt để).
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được đề nghị sau khi thực hiện các công việc, báo cáo tình hình lây nhiễm và kết quả xử lý (nếu có) về Cơ quan Điều phối ứng cứu sự cố Quốc gia - Trung tâm VNCERT trước ngày 30/9/2017.
Doanh nghiệp bị phạt 50 triệu vì cung cấp dịch vụ "chui"
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, Internet đối với Công ty TNHH Công nghệ thông tin Biển Tháng Tư, có địa chỉ tại tòa nhà Vietnam Business Center, số 57-59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM do Chánh Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM Nguyễn Đức Thọ ký ban hành.
Quyết định nêu rõ, Công ty TNHH Công nghệ thông tin Biển Tháng Tư đã cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế từ tháng 7/2014 đến nay mà chưa báo cáo với Bộ TT&TT về hoạt động cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.
Hành vi nêu trên của Công ty Công nghệ thông tin Biển Tháng Tư đã vi phạm điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định 72 ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; được xử phạt theo điểm b khoản 5 Điều 42 của Nghị định 174 ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện (Nghị định 174).
Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 42 của Nghị định 174, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm "Cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế mà không đăng ký hoạt động, không đáp ứng một trong các điều kiện để trở thành nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam do Bộ TT&TT quy định” là từ 50 - 70 triệu đồng.
Tuy nhiên, Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM cho biết, áp dụng tình tiết giảm nhẹ là Công ty TNHH Công nghệ thông tin Biển Tháng Tư đã tự nguyện khắc phục thực hiện việc báo cáo với Bộ TT&TT về hoạt động cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam, theo khoản 1 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Thanh tra Sở này đã quyết định phạt Công ty TNHH Công nghệ thông tin Biển Tháng Tư 50 triệu đồng.