Từ 15/9 sẽ chuyển đổi thuê bao đi động 11 số sang 10 số
Việc chuyển đổi mã mạng được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là thời gian quay số song song (áp dụng cả cách quay số cũ và mới), từ 0h ngày 15/9 đến hết ngày 14/11. Trong thời gian này, các cuộc gọi quay số theo mã mạng cũ hay mới thì cuộc gọi đều thành công.
Sau đó, từ 0h ngày 15/11/2018 đến hết ngày 30/6/2019, cuộc gọi theo mã mạng mới được tiến hành bình thường. Các cuộc gọi theo mã mạng cũ sẽ nhận được thông báo bằng tiếng Anh và tiếng Việt cho biết mã mạng đã thay đổi và hướng dẫn quay số theo mã mạng mới.
Sau ngày 30/6/2019, thông báo này sẽ kết thúc, cuộc gọi sẽ chỉ thực hiện thành công khi người sử dụng quay số theo mã mạng mới.
Theo thông tin Bộ TT&TT cung cấp cho báo chí, tất cả 10 chữ số của thuê bao di động 10 số vẫn được giữ nguyên không thay đổi. Ví dụ, muốn gọi tới số di động 10 số của VinaPhone là 0912345678 thì trước và sau khi đổi mã mạng vẫn quay số 0912345678, không có gì thay đổi.
Ngoài ra, 7 chữ số cuối của thuê bao 11 số và thuê bao VSAT (mã để gọi giữa các trạm thông tin vệ tinh mặt đất) vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi mã mạng. Ví dụ, khi muốn gọi tới thuê bao 11 số của VinaPhone là 0123.4567890, sau khi thay đổi mã mạng, người dùng quay số 083.4567890, nghĩa là chỉ thay mã mạng cũ (123) bằng mã mạng mới (83) khi quay số.
Theo báo cáo của các DN viễn thông, hiện có khoảng 60 triệu thuê bao 11 số và 700 thuê bao VSAT chịu sự tác động của kế hoạch này. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết việc chuyển đổi mã mạng là cần thiết và đem lại lợi ích lâu dài.
Để hạn chế các tác động đến DN và người sử dụng, Bộ TT&TTyêu cầu các DN viễn thông phát tờ rơi, cung cấp cho các đại lý, điểm cung cấp dịch vụ về việc chuyển đổi mã mạng, hỗ trợ phần mềm cập nhật danh bạ điện thoại. Trước cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và cơ quan quản lý viễn thông các nước, Liên minh Viễn thông quốc tế trước thời điểm chuyển đổi khoảng 3,5 tháng.
Bộ cũng nhấn mạnh sẽ cùng các DN viễn thông tiến hành quay số song song trong 60 ngày kể từ khi chuyển đổi; duy trì âm thống báo trong 7,5 tháng kể từ thời điểm kết thúc việc quay số song song. Trong thời gian này, các cuộc gọi quay số theo mã mạng cũ sẽ được nhận âm thống báo bằng cả 2 thứ tiếng Anh và tiếng Việt cho biết mã mạng đã thay đổi và hướng dẫn quay số theo mã mạng mới.
Quyết định ban hành Kế hoạch chuyển đổi mã mạng của Bộ TT&TT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2018 và áp dụng đối với các DN viễn thông, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hơn 500.000 thiết bị định tuyến, lưu trữ nhiễm mã độc mới VPNFilter
Cục An toàn thông tin - TT&TT cho biết, theo nghiên cứu từ nhóm Cisco Talos thuộc hãng Cisco, mạng botnet sử dụng mã độc VPNFilter không tấn công vào lỗi zero-days trên thiết bị mà khai thác dựa trên những lỗ hổng phổ biến, đã được công bố hoặc sử dụng thông tin xác thực mặc định để chiếm quyền điều khiển. Thiết bị home Routers và thiết bị lưu trữ có kết nối Internet của các hãng Linksys, MikroTik, Netgear và TP-Link là đối tượng có tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công cao.
Cục An toàn thông tin cũng cho hay, VPNFilter là loại mã độc tinh vi, có nhiều giai đoạn tấn công, có thể đánh cắp thông tin đăng nhập website và theo dõi các hệ thống điều khiển công nghiệp SCADA, chẳng hạn như hệ thống lưới điện và cơ sở hạ tầng công nghiệp.
Không giống như hầu hết các loại mã độc khác, khi đã lây nhiễm thành công VPNFilter sẽ tiến hành khởi động lại thiết bị, từ đó tạo được kết nối lâu dài và cài đặt mã độc phục vụ cho giai đoạn hai.
Đặc trưng của mạng botnet sử dụng mã độc VPNFilter là thư mục có đường dẫn /var/run/vpnfilterw được tạo ra trong quá trình cài đặt.
Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT khuyến nghị các chuyên gia an toàn thông tin trong trường hợp nghi ngờ thiết bị đã bị lây nhiễm bởi mạng mã độc này, người dùng nên thực hiện cài đặt lại thiết bị về mặc định để xóa mã độc và cập nhật firmware càng sớm càng tốt.
Trong thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã liên tục phát cảnh báo về các lỗ hổng, điểm yếu an toàn thông tin. Đơn cử như, trong tuần 20/2018, theo thông tin từ Trung tâm Xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam thuộc Cục An toàn thông tin, trong tuần các tổ chức quốc tế đã phát hiện công bố ít nhất 327 lỗ hổng trong đó có 26 lỗ hổng RCE (cho phép chèn và thực thi mã lệnh); 8 lỗ hổng đã có mã khai thác...
Hơn 300 đơn vị sẽ tham dự Vietnam ICTComm 2018
300 đơn vị đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ trưng bày các sản phẩm công nghệ thông tin, viễn thông mới nhất tại triển lãm Vietnam ICTComm 2018 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong không gian 8.800m2, người tham gia triển lãm sẽ được trải nghiệm các công nghệ số hiện đại với các dòng sản phẩm nổi bật như: Các giải pháp thiết bị công nghệ tiên tiến hỗ trợ cho ngành hàng không, các trung tâm, hệ thống dữ liệu số ứng dụng trong các thư viện, trường học, nhà hàng khách sạn, siêu thị; sản phẩm, phụ kiện công nghệ điện tử; các ứng dụng định vị GPS, giải pháp an ninh, hệ thống; dịch vụ Internet, công nghệ không dây…
Song song với hoạt động trưng bày là chương trình Kết nối giao thương. Đây là hoạt động đặc biệt gắn liền với chuỗi triển lãm do Công ty Cổ phần Adpex phối hợp với Jubilia Singapore tổ chức.
Ngoài ra, sẽ có một số diễn đàn, hội thảo được chủ trì bởi các chuyên gia hàng đầu, bàn về giải pháp thời đại công nghệ 4.0 như IoT, AI, Cloud, Big Data…
Đất nước đầu tiên cấm cửa Facebook vì tin tức giả mạo
“Khoảng thời gian này giúp chúng tôi thu thập thông tin để tìm và lọc những người đứng sau các tài khoản giả mạo, người dùng đăng ảnh khiêu dâm hay lan truyền thông tin giả mạo, sai sự thật. Điều này giúp cho những người dùng với danh tính thật có thể sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm”.
Trước đó, ông Basil từng bày tỏ lo ngại về việc hàng chục triệu người dùng Facebook bị lộ thông tin sau scandal Cambridge Analytica. Ông cho rằng chính phủ chưa phân tích được những điểm lợi và hại của Facebook, cũng như chưa đưa ra được khuyến cáo cho người dùng.
Chính phủ Papua New Guinea sẽ nghiên cứu trường hợp của các quốc gia khác để đưa ra giải pháp phù hợp cho Facebook. Có khả năng nước này sẽ tự phát triển một mạng xã hội cho công dân với yêu cầu về danh tính khắt khe hơn.
Đây không phải đất nước đầu tiên cấm hoặc hạn chế sử dụng Facebook. Tuy nhiên ở các quốc gia khác, như Trung Quốc hoặc Iran, mạng xã hội bị cấm do chính sách kiểm duyệt thông tin hoặc lo ngại về ảnh hưởng trước các cuộc bầu cử. Đây là một trường hợp khá đặc biệt.
Theo bà Sinpeng, chỉ có khoảng 12% người dân Papua New Guinea sử dụng Internet, do vậy tỷ lệ dân số Facebook chắc chắn không nhiều. Có lẽ Facebook sẽ sớm được hoạt động trở lại, nhưng động thái trên thể hiện xu hướng đáng lo ngại đối với mạng xã hội này.