Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự Phiên khai mạc. Ảnh: Chinhphu.vn. |
Hàng loạt lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN cùng ngồi lại "định đoạt" về CMCN 4.0, thống nhất ASEAN sẽ là trung tâm của đổi mới, sáng tạo, hy vọng công nghệ và kết nối sẽ bao trùm nội khối, giúp ASEAN phát triển bền vững và thịnh vượng hơn nữa. Các đại biểu thảo luận một số vấn đề nổi bật như viễn cảnh kinh tế ASEAN, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ tương lai, xung đột thương mại, chủ nghĩa đa dạng ở ASEAN...
Không bỏ lại ai phía sau"CMCN 4.0 sẽ xoá bỏ một số công việc nhưng tạo cơ hội cho công việc mới và là yếu tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế" - Chủ tịch WEF Klaus Schwab nhấn mạnh tới thực tại và tương lai của ASEAN trong bối cảnh bao trùm về CMCN 4.0. Tuy vậy, ông cũng chỉ ra những thách thức thế giới đang vào cuộc đua làm chủ CMCN 4.0. Sự cạnh tranh này càng tăng cùng sự phát triển của CMCN 4.0.Cho rằng, công nghệ cao và kinh tế số là lĩnh vực tiềm năng của nền kinh tế ASEAN với dự báo tăng gấp 4 lần tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra các thách thức ASEAN phải đối mặt là rất lớn. Đó là nguy cơ mất việc làm. Theo số liệu, 56% việc làm tại 5 nước ASEAN sẽ chuyển sang trí tuệ nhân tạo và robot, do đó, nguy cơ chấm dứt kỷ nguyên công xưởng châu Á truyền thống. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 cũng có thể làm tăng khoảng cách thu nhập và tăng nguy cơ bất ổn xã hội.Tổng thống Indonesia Widodo dành phần lớn thời lượng của mình để nói về tình hình toàn cầu như bộ phim “Cuộc chiến Vô cực” – Tanot, xóa bỏ một nửa kinh tế thế giới, sao cho những người con sống sót có thể được hưởng thụ toàn bộ tài nguyên. Tuy nhiên, có sai trong giả định của Tanot cho rằng nguồn tài nguyên của toàn cầu là hạn chế. Thực tế nguồn tài nguyên luôn sẵn có xung quanh chúng ta, công nghệ đang tạo ra hiệu suất ngày càng cao hơn, cho phép khả năng sử dụng tài nguyên tiết kiệm hơn.Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đã cử Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp quốc gửi thông điệp CMCN 4.0 tạo ra cơ hội tốt nhưng lại làm sâu sắc hơn vấn đề đang đặt ra hiện nay. Với dân số 640 triệu người, chiếm 8,5% dân số thế giới, quy mô kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới, ASEAN cần phát huy thị trường nội khối hướng tới tầm nhìn năm 2025, là đối tác rất quan trọng của Liên Hợp quốc. Cộng tác giữa các bên sẽ tạo sự phát triển bền vững, khai thác lợi ích CMCN 4.0 với lời hứa không để ai lại phía sau.ASEAN có thể đi đầu trong CMCN 4.0Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận định, các nước ASEAN có vị thế tốt để tận dụng cơ hội cuộc CMCN 4.0 nhờ nền tảng quy mô GDP của cả khối đạt 2.700 tỷ USD, lực lượng lao động trẻ có trình độ tốt và đã có những nền kinh tế phát triển dựa trên công nghệ số. Tuy nhiên, để không bỏ lỡ cơ hội từ CMCN 4.0, việc xây dựng mạng lưới, tạo sự đồng bộ kết nối giữa các quốc gia là một trong những yêu cầu quan trọng.Thủ tướng Myanma San Suu Kyi cho biết, chỉ sau 5 năm Myanmar đã bước đầu đạt được một số thành công. Cụ thể, đã có những bước nhảy vọt, như truy cập băng thông rộng tăng từ 1% lên 105%; từ chỗ người dân cho rằng "giữ tiền an toàn nhất là nhét dưới đệm" thì nay 30% đã gửi tiền vào ngân hàng và thực hiện các thao tác thông qua điện thoại di động kết nối mạng... Điều này giúp Myanmar không còn là người đi sau trong CMCN 4.0.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tại phiên thảo luận về “Tầm nhìn mới của khu vực Mekong” chiều 12/9. Ảnh: Hiếu Quang. |
Trong bối cảnh lan tỏa CMCN 4.0, môi trường khu vực và toàn cầu cạnh tranh gay gắt, cần phải chung tay hợp tác, tăng cường đoàn kết, phát huy sức mạnh nội khối để xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định và tự cường dựa trên luật lệ hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm. ASEAN đã và sẽ tiếp tục nỗ lực khẳng định vai trò trung tâm ở khu vực cùng với các đối tác duy trì hòa bình, ổn định đảm bảo tự do, lưu giữ hàng hóa trên không, trên bộ và trên biển. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc |
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất ASEAN với giá trị kim ngạch hàng hóa 500 tỷ USD/năm. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia để nắm bắt cuộc CMCN 4.0, ứng phó với thách thức, xây dựng liên kết kinh tế toàn cầu. Bài học từ quá khứ cho thấy, nếu co cụm lại sẽ không tốt. Vì thế, Trung Quốc sẽ không đóng cửa nền kinh tế, mà sẽ mở cửa ngày càng nhiều hơn bởi nó là con đường đúng đắn nhất để phát triển thành công. Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa |