|
Người lớn tuổi dễ mắc bệnh xương khớp do sự lão hóa của cơ thể và chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. |
Theo các chuyên gia y tế, tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỷ lệ các bệnh xương khớp ngày càng phổ biến. Theo ước tính, tỷ lệ thoái hóa khớp tại Việt Nam hiện nay là 30% đối với người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80.
Sự lão hóa của cơ thể theo thời gian và các điều kiện môi trường, xã hội bất lợi như: lao động nặng nhọc, thời tiết, khí hậu thay đổi thường xuyên, ô nhiễm môi trường,... là nguyên nhân gây bệnh xương khớp. Ngoài ra, theo TS. bác sĩ Lưu Ngân Tâm - Chủ tịch Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng TP.HCM, thói quen ăn nhiều tinh bột, đường (cơm, nếp, bánh phở...), ít đạm (thịt, cá, trứng, đậu đỗ, sữa...) và chất xơ (từ rau củ quả) vẫn rất phổ biến ở nhiều gia đình Việt, dễ dẫn đến thừa cân, béo phì, giảm khối cơ, sức cơ hoặc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư,... Đồng thời còn dễ gây thiếu hụt các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi, vitamin D, magie... gây thiếu xương, loãng xương.
Tuy là căn bệnh dễ mắc phải ở người lớn tuổi, nhưng đa số các bệnh về xương khớp có thể phòng tránh và điều trị. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán - Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk, để giảm quá trình mất xương, đàn ông lớn tuổi và phụ nữ mãn kinh cần ít nhất 800mg canxi mỗi ngày, và không vượt quá 2.500 mg/ngày. Thực phẩm giàu canxi gồm: Các loại rau lá xanh, sữa, sữa chua, pho mát, sữa, đậu,... Bên cạnh đó, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá, lòng đỏ trứng, rau lá xanh. Thức ăn cần chế biến giản dị, không cầu kỳ, tránh các món xào rán nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, phải nấu nhừ mềm để dễ tiêu hóa, chia khẩu phần làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn no vào buổi tối...
|
Luyện tập khí công, dưỡng sinh không chỉ giúp cô Hòa cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà còn khiến tinh thần thư thái, vui vẻ. |
Ngoài ra, Sữa là một thực phẩm tốt cho người lớn tuổi, chứa nhiều protein chất lượng cao, canxi dễ hấp thu, không gây béo phì bởi lượng calo thấp... lại dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên chọn các loại sữa có công thức chuyên biệt dành riêng cho người cao tuổi, có bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết và một số các dưỡng chất như sterol ester thực vật (plant sterols), axit béo không no MUFA, PUFA giúp giảm cholesterol, tốt cho hệ tim mạch; glucoraphanin giúp đào thải độc tố, chống oxi hóa; canxi & vitamin D hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
Trường hợp của cô Lại Thị Hòa (60 tuổi, Q. Tân Bình, TP.HCM) từng có thời gian dài bị thoái hóa đốt sống cổ. Sau khi thăm khám, cô được bác sĩ kê đơn thuốc và tư vấn chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp. Cô Hòa bắt đầu tập dưỡng sinh, thái cực quyền kết hợp kết hợp bổ sung các thực phẩm giàu canxi như cua, cá, trứng, sữa,... mỗi ngày. Đến nay sức khỏe của cô đã cải thiện hơn hẳn, không những vậy, cô Hòa còn là một trong những thành viên tích cực của Hội dưỡng sinh và Hội người cao tuổi của Q. Tân Bình.
|
Nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng chế độ luyện tập, sinh hoạt phù hợp, cô Đầm đã cải thiện bệnh viêm khớp và duy trì được sức khỏe tốt. |
Tương tự cô Hòa, nhờ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý mà căn bệnh viêm khớp của cô Phạm Thị Đầm (66 tuổi, quận 12, TP.HCM) đã thuyên giảm đáng kể. Bên cạnh việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, cô Đầm thường xuyên tập yoga và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Ngoài bữa chính, bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D và 2 ly Sure Prevent mỗi ngày... giúp xương thêm chắc khỏe, cơ thể đầy đủ dưỡng chất. Nhờ sức khỏe được cải thiện nhiều, cô Đầm có thể vừa chăm sóc gia đình, vừa tham gia nhiều hoạt động xã hội và luôn giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong việc phòng tránh và điều trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, việc thực hiện chế độ luyện tập phù hợp, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần như tập dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền thường có hiệu quả với người cao tuổi.