Hơn 70% số doanh nghiệp FDI duy trì sản xuất
Gần 3 tháng qua, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát và diễn biến phức tạp đã khiến các DN FDI tại Đồng Nai muốn duy trì sản xuất buộc phải thực hiện phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” hoặc kết hợp cả hai phương án trên. Khoảng trên 1.100 DN FDI đã đăng ký các phương án trên để duy trì sản xuất (tương ứng với hơn 73% DN FDI trên địa bàn tỉnh). Tại Bình Dương, hiện gần 3.500 DN của tỉnh này vẫn duy trì được sản xuất.Tại Hà Nội, Phó Trưởng ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội Trần Anh Tuấn cho biết, đã có văn bản yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh và DN, người lao động trong các KCN trên địa bàn TP tăng cường hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch.Đại diện Công ty TNHH Canon Việt Nam (KCN Thăng Long - Hà Nội) cho biết, 12 tổ phòng chống dịch Covid-19 cùng hàng trăm tổ nhỏ tại các phân xưởng, phòng, ban trong toàn công ty đã được kích hoạt nhằm giám sát, bảo đảm an toàn cho hơn 7.600 công nhân.
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Phạm Hùng |
Samsung, một trong 3 DN có quy mô lớn nhất trong khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, có trên 6.000 lao động vẫn duy trì hoạt động. Với quy mô như vậy, DN đã ý thức được mức độ rủi ro lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 là rất cao. Phó Tổng giám đốc điều hành Nhà máy Samsung TP Hồ Chí Minh Kim Yun Yeop cho biết: Nhà máy đã tổ chức chia ca nhằm giảm bớt số lượng công nhân xuống 3.900 người mỗi ngày, cố gắng tối đa thực hiện giãn cách trong phạm vi nhà máy."Intel đã chủ động tăng cường đảm bảo an toàn cho nhân viên từ việc trên 70% lao động đã được tiêm ngừa vaccine mũi 1, xét nghiệm nhanh sàng lọc mỗi ngày, bố trí chỗ ở tập trung tại nhiều khách sạn trong TP và có xe đưa đón theo tuyến cố định, thực hiện 5K..." - đại diện Intel cho biết.Về phía Coca-Cola, công ty cho biết hướng tới mục tiêu vận hành chuỗi cung ứng và logistics linh hoạt để chủ động vượt qua những thử thách khó lường từ bên ngoài.Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song nhiều DN FDI tiếp tục phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giá trị xuất nhập khẩu của khối DN FDI trong 8 tháng đạt 297,43 tỷ USD, tăng 31,2%, tương ứng tăng gần 70,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu 8 tháng đạt 140,78 tỷ USD, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2020. Cán cân thương mại hàng hóa của khối FDI trong 8 tháng lên mức thặng dư trị giá 15,86 tỷ USD.Tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp FDI Chính phủ và các địa phương đã thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế và kiểm soát nguồn lây Covid-19 trong cộng đồng, tạo ra các vùng xanh an toàn để các nhà máy và hệ thống kinh doanh có thể trở lại trạng thái bình thường mới. Dù vậy, vẫn còn nhiều vướng mắc mà DN cần tháo gỡ.Đại diện Công ty Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh) kiến nghị, trong trường hợp F0 nào được phát hiện tại dây chuyền sản xuất, chỉ cần cách ly hoặc đóng cửa phần sản xuất liên quan, không phải đóng toàn bộ DN. Sử dụng nhiều lao động ngoại tỉnh, DN mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho lao động di chuyển giữa các địa phương.Các DN như Công ty hóa chất Hyosung Vina (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Far Eastern (Bình Dương), C.E.O (Kiên Giang)… cùng mong muốn ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân lao động, đơn giản quy trình mời chuyên gia nước ngoài, hỗ trợ giảm chi phí như hoàn thuế VAT… Tổng Giám đốc Công ty AEON Việt Nam Furusawa Yasuyuki đề xuất xem xét lùi thời hạn nộp bảo hiểm xã hội và y tế từ 3 - 6 tháng và áp dụng trong 6 tháng trở lên để giúp DN có đủ nguồn lực hỗ trợ tài chính tạm thời cho nhân viên, duy trì sản xuất kinh doanh trong thời gian dịch bệnh.Phó Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh Lê Bích Loan cho biết, một số vấn đề phát sinh trong mùa dịch này đang được khu công nghệ tích cực kết nối để có thể tháo gỡ cho DN bắt nhịp sản xuất sau dịch. “Sau khi dịch đi qua, nhu cầu sản xuất sẽ tăng mạnh, DN sẽ phải tăng ca vượt số giờ làm thêm của người lao động.Điều quan trọng lúc này Chính phủ và các địa phương đã có kế hoạch rõ ràng để cùng DN vượt qua giai đoạn khó khăn. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế thích ứng an toàn với dịch bệnh cả trước mắt và lâu dài… Các gói đặc biệt về thuế, phí đang được nghiên cứu để hỗ trợ cho các DN FDI duy trì sản xuất và tiếp tục đặt niềm tin ở lại Việt Nam; đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho công nhân, người lao động… Các chính quyền địa phương cũng sẵn sàng tạo điều kiện để thu hút đầu tư, từ quỹ đất sạch, nguồn cung cấp điện, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghiệp phụ trợ đến cải thiện thủ tục hành chính.Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút FDIĐiều đáng mừng hiện nay, dòng vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam và các công ty FDI đang nỗ lực hoạt động một cách kiên cường để duy trì việc sản xuất, dù bối cảnh dịch bệnh gây gián đoạn chuỗi cung ứng, sản xuất. Riêng trong tháng 8/2021, thời gian dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI từ các quốc gia đăng ký, tăng 65% so với tháng 7/2021. Tính lũy kế đến 20/8, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,12 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020. Ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Tổ chức Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội) cho rằng những khó khăn chỉ là ngắn hạn và mối quan hệ kinh tế, thương mại Việt - Nhật sẽ tốt đẹp trở lại sau khi dịch Covid-19 kết thúc. Các DN Nhật Bản vẫn tìm cách đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh những hạn chế mới."Về trung hạn, chúng tôi có thể khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam với tư cách là một địa điểm đặt nhà máy sản xuất. Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các DN Đức trong khu vực, nhờ Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) chất lượng và toàn diện của EU với Việt Nam"- Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam Walde nói.Phó Chủ tịch Hiệp hội DN FDI Nguyễn Văn Toàn nhận định, đầu tư nước ngoài là hoạt động mang tính dài hạn, các NĐT nước ngoài trước khi bỏ vốn đầu tư tại Việt Nam họ cũng đã nghiên cứu rất kỹ chứ không phải nhất thời, nên không thể có chuyện vì giãn cách để phòng, chống Covid-19, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian ngắn sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.Nếu so với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, môi trường đầu tư Việt Nam hiện vẫn đang được đánh giá rất cao với những lợi thế vượt trội. Trong đó cần kể đến yếu tố chính trị ổn định, chính sách thu hút FDI cởi mở, Việt Nam lại đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thông qua một loạt các Hiệp định thương mại tự do, quy mô dân số gần 100 triệu dân và chi phí đầu tư, thuê nhân công tại Việt Nam rẻ hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực… Các chuyên gia nhận định, các DN FDI đặt niềm tin vào công tác chống dịch Covid-19 của Việt Nam và tiếp tục đồng hành trong tình hình khó khăn do dịch bệnh gây ra, để cùng nhau vượt qua giai đoạn này.
"Các NĐT đều đang tin tưởng và kỳ vọng nền kinh tế của Việt Nam sẽ tăng bật trở lại. Việc FDI dao động vào thời điểm dịch Covid-19 phức tạp như này là điều rất bình thường, và dòng tiền đầu tư sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế của Việt Nam phục hồi." - Chuyên gia kinh tế cao cấp World Bank Dorsamati Madani |