Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ: Khó nhiều bề!

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mặc dù được Chính phủ quan tâm và được cộng đồng DN đánh giá cao nhưng thực tế ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng tầm. Đây là nhận định của Phó Chủ tịch Hiệp hội CNHT Việt Nam kiêm Chủ tịch Hiệp hội DN ngành CNHT Hà Nội (Hansiba) Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Điều hành Công ty CP Tập đoàn N&G (N&G Group).

 Khu Techno Park Việt Nam — Nhật Bản sẽ được thành lập tại HANSSIP. 

Thiếu cả đất và vốn

Là DN sản xuất kinh doanh chuyên về lĩnh vực sản xuất và cung ứng các linh phụ kiện ngành nhựa và kim loại vật liệu tiêu hao ngành cơ khí trên địa bàn Hà Nội, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hikari P&T Vietnam Nguyễn Đức Cường thẳng thắn: Hiện DN có nhu cầu mở rộng nhà máy, đầu tư thêm cơ sở sản xuất để đáp ứng được các đơn hàng cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật từ đối tác như Canon, Panasonic, Samsung, L&G, Ford.... nhưng vướng về kinh phí để thuê mặt bằng. Cụ thể, Hikari P&T Vietnam có định hướng thuê đất và đầu tư tại KCN hỗ trợ Nam Hà Nội do Công ty N&G Corp là chủ đầu tư, nhưng hiện giá đất tương đối cao do chi phí GPMB, suất đầu tư ở Hà Nội gấp 5 lần các địa phương lân cận. "Vì vậy, đề nghị Nhà nước và các cấp Chính quyền Hà Nội xem xét, khẩn trương ban hành các cơ chế ưu đãi đặc thù cho DN..." - ông Cường kiến nghị.
DN ngành CNHT Việt Nam phần lớn là các DN nhỏ và vừa nên gặp rất nhiều khó khăn về thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực, vốn. Vì thế, việc hợp tác với các nước mạnh về CNHT là rất có lợi cho Việt Nam. Từ đó, DN có thể tiếp cận được công nghệ mới và thị trường quốc tế, được đào tạo nguồn nhân lực và dần dần sẽ trở thành mắt xích trong nền kinh tế toàn cầu. 
Chủ tịch Hiệp hội DN CNHT Việt Nam Lê Dương Quang

Trong khi đó, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giang Sơn Nguyễn Ngọc Sơn đặt vấn đề, hiện DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cung ứng các linh phụ kiện ngành điện công nghiệp, dân dụng - điện tử phụ trợ cho công nghệ cao muốn mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh lại gặp khó khăn lớn nhất là tiếp cận nguồn vốn. Mặc dù chính sách Nhà nước đã ban hành, song cơ chế cho vay từ các Ngân hàng và tổ chức tài chính còn nhiều bất cập, khiến ưu đãi vẫn chưa đến được với DN.

Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng cho rằng, chuỗi sản xuất CNHT của thế giới đã được định hình và rõ nét thị phần từ lâu, trong khi đó Việt Nam mới đặc biệt quan tâm tới phát triển CNHT thời gian gần đây. Hiện các nền kinh tế lớn có xu hướng bảo hộ nền kinh tế và DN bản địa. Trong khi DN Việt Nam lại chưa thực sự nhận ra thị phần bỏ ngỏ rất lớn và đầy tiềm năng của ngành CNHT... Về phía Nhà nước, các giải pháp cụ thể thiết thực chưa được cập nhật, điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ, tạo môi trường và nâng đỡ các DN CNHT. “Các Quyết định và Nghị định về CNHT của Chính phủ ban hành trước đây đều chưa được đánh giá, tổng kết và chỉ rõ tại sao chưa đi được vào đời sống DN...” - ông Hoàng nói.

8 kiến nghị cho ngành CNHT

Trước những vướng mắc, tồn tại, từ những kiến nghị của các DN trong ngành, ông Nguyễn Hoàng đã đề xuất một số giải pháp để ngành CNHT phát triển. Thứ nhất, Chính phủ sớm trình Quốc hội ban hành Luật CNHT. Thành lập Ban chỉ đạo cấp Quốc gia cho lĩnh vực CNHT và CNHT cho công nghệ cao. Thứ hai, Chính phủ và DN cùng song hành lấy Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay để đi thẳng vào mục tiêu phát triển ngành CNHT, công nghệ cao... cho phép các DN CNHT được tiếp cận vay vốn ODA để đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc, công nghệ nước ngoài (trọng tâm là công nghệ Nhật Bản và Hàn Quốc) về sản xuất các sản phẩm linh kiện thuộc ngành CNHT và CNHT cho công nghệ cao. Thứ ba, Chính phủ cần quy định chi tiết từng vùng kinh tế phân loại theo yếu tố địa lý Bắc – Trung – Nam của Việt Nam để đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN chuyên sâu nhằm phát triển các nhà máy sản xuất sản phẩm ngành CNHT... Tăng tỷ lệ nội địa hóa, đặt hàng các DN Việt Nam cung cấp linh kiện theo hướng sẽ hỗ trợ các tập đoàn FDI về thuế và chính sách khác căn cứ trên tỷ lệ % đặt hàng nội địa hoá. Thứ tư, cho phép thành lập các DN khởi nghiệp CNHT theo hướng là DN 100% vốn Nhà nước (sau này có thể cổ phần hoá hoặc bán lại cho tư nhân quản lý phát triển), hoặc cổ phần (Nhà nước và tư nhân cùng góp vốn).