Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đói ăn tại nước giàu nhất thế giới

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Bức tranh lương thực càng trở nên u ám hơn trong suy thoái do tỷ lệ thất nghiệp 10,2% hiện nay gần như gấp đôi so với đầu năm 2008.

KTĐT - Bức tranh lương thực càng trở nên u ám hơn trong suy thoái do tỷ lệ thất nghiệp 10,2% hiện nay gần như gấp đôi so với đầu năm 2008.

Mỹ có nhiều người béo phì hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Bên cạnh đó, 50 triệu người Mỹ khác, tương đương với một phần sáu dân số, đang phải vật lộn từng ngày để kiếm ăn.

Tại đất nước giàu nhất và sản xuất lương thực hàng đầu thế giới, cứ 6 người thì có một người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Trong 50 triệu người đói ăn, có tới 17 triệu người (tăng so với 12 triệu năm 2007) nằm trong tình trạng báo động cao nhất. Những người này bữa no bữa đói và phải giảm đáng kể lượng thực phẩm tiêu thụ. Nạn nhân chủ yếu là người gốc da đen, gốc Tây Ban Nha và gia đình chỉ có bố hoặc mẹ.

Đó là những sự thật phơi bày trong thống kê an ninh lương thực hàng năm do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố hồi tuần trước. Báo cáo cho thấy tình hình lương thực ở nước này đáng báo động nhất kể từ khi Bộ Nông nghiệp bắt đầu lập thống kê lần đầu tiên hồi 1945.

Bức tranh lương thực càng trở nên u ám hơn trong suy thoái do tỷ lệ thất nghiệp 10,2% hiện nay gần như gấp đôi so với đầu năm 2008. Với nhiều người Mỹ, khoảng cách giữa mất việc làm và thiếu ăn không phải là xa.

Trung tâm nghiên cứu và hành động lương thực Mỹ chỉ ra rằng tình trạng nghèo ở Mỹ có thể gây ra 2 thái cực trái ngược nhau là đói và béo phì. Điều này xuất phát từ thực tế ở Mỹ, thức ăn nhiều calo rẻ hơn thực phẩm ít calo, có lợi cho sức khỏe. Ăn quá nhiều calo trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm hơn là suy dinh dưỡng. Do đó, tại Mỹ, đói và béo phì chỉ là hai mặt của đồng xu nghèo. Thống kê sức khỏe quốc tế cho thấy Mỹ đứng đầu về tỷ lệ người béo. Hai phần ba dân số Mỹ thừa cân, và một phần ba trong số đó béo phì.

Khi nói đến những em bé gầy giơ xương sườn, người ta nghĩ ngay đến châu Phi. Hội nghị an ninh lương thực do Liên Hợp Quốc tổ chức hồi đầu tháng tại Roma tập trung kêu gọi nước giàu viện trợ cho nước nghèo, chứ không thấy nhắc đến những người đói tại chính các quốc gia thịnh vượng nhất.

Năm tới, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ chi ra 58,3 tỷ USD để phát tem phiếu cho người nghèo mua thực phẩm. Con số này tăng so với 54 tỷ USD trong năm 2008. Các chương trình khác như hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh nghèo cũng tăng chi từ 15 tỷ lên 16,9 tỷ USD. Chính quyền Obama xem việc chấm dứt tình trạng đói ăn ở trẻ em vào năm 2015 là một trong những ưu tiên hàng đầu, người phát ngôn của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết hồi tuần trước.