Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

EU đồng ý mua chung khí đốt, vẫn chia rẽ về áp giá trần khí đốt

Nguyễn Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/10  đã đạt được thoản thuận về việc mua chung khí đốt trước mùa Hè 2023.

Các bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/10 đã đạt được thoản thuận về việc mua chung khí đốt trước mùa Hè 2023. Ảnh: Reuters
Các bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/10 đã đạt được thoản thuận về việc mua chung khí đốt trước mùa Hè 2023. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, Bộ trưởng Công Thương Czceh Jozef Sikelacho biết tại Hội nghị không chính thức hôm 12/10, các bộ trưởng năng lượng EU đã đạt được thoản thuận về việc mua chung khí đốt trước mùa Hè 2023, đồng thời nhất trí với kiến nghị cần phải ngăn chặn tác động của giá khí đốt lên giá điện.

Theo ông Sikela, sau cuộc họp tại Praha, Ủy ban châu Âu (EC) đã có ý tưởng rõ ràng về các biện pháp được mong đợi và gói biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ được cơ quan này trình bày tại hội nghị thượng đỉnh tuần tới.

Theo Bộ trưởng Sikela, Cộng hòa Czech - nước giữ chức chủ tịch luân phiên của EU - sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp các bộ trưởng năng lượng vào tháng 11 tới để thông qua các đề xuất nhằm đối phó cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại.

Tuy nhiên, tại cuộc họp ở  Praha hôm 12/10, các bộ trưởng năng lượng EU chưa thông qua kế hoạch áp giá trần khí đốt, vốn được coi là một trong những giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Phát biểu sau cuộc họp, Ủy viên năng lượng EU Kadri Simson cho biết tại hội nghị thượng đỉnh vào ngày 20-21/10 tới, EC sẽ đưa ra kế hoạch mới về việc áp giá trần khí đốt và nhanh chóng khởi động việc mua khí đốt chung giữa các nước EU. "Chúng tôi sẽ xem xét để áp dụng giải pháp giới hạn khí đốt để sản xuất điện -  một đề xuất được đa số các quốc gia thành viên ủng hộ” - bà Simson nói, đồng thời lưu ý thêm EU có thể thiết lập "cơ chế tạm thời" để kiểm soát giá khí đốt.

Áp giá trần khí đốt là một trong những đề xuất của các quốc gia châu Âu nhằm đối phó với tình trạng khan hiếm nguồn cung năng lượng trong bối cảnh dòng chảy khí đốt từ Nga đang giảm mạnh. Giá khí đốt tại châu Âu hiện đã giảm nhẹ, song vẫn tăng hơn 200% so với đầu tháng 9/2021.

Tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU hôm 7/10 ở Praha (Cộng hòa Czech), lãnh đạo 27 quốc gia thành viên trong khối đã không thể thống nhất quan điểm về phương án áp giá trần đối với khí đốt, vốn được coi là một trong những giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Phần lớn các nước thành viên muốn áp biện pháp giới hạn giá khí đốt, nhưng chưa nhất trí về các bước thực hiện cụ thể, như việc áp đặt giá trần với tất cả khí đốt nhập khẩu hoặc chỉ với khí đốt của Nga, hay chỉ áp đặt với khí đốt phục vụ sản xuất điện.

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã áp đặt biện pháp giới hạn giá khí đốt được sử dụng trong sản xuất điện từ tháng 6, điều này giúp kiềm chế giá điện trong nước.

Trong khi đó, Đức và Hà Lan cảnh báo biện pháp áp giá trần khí đốt đối với tất cả các nhà xuất khẩu năng lượng có thể khiến nguồn cung khí đốt tại châu Âu càng trở nên khan hiếm hơn. Hai nước này ủng hộ một mức giá khí đốt chuẩn thay thế, giải pháp mua khí đốt chung và tiết kiệm năng lượng.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Na Uy Terje Aasland, người đã tham gia cuộc họp các bộ trưởng năng lượng EU tại Praha hôm 12/10 cùng với các nước châu Âu ngoài khối EU, cho biết nước này “không khuyến khích” việc áp giá trần khí đốt.