Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát bình ổn giá bán 8 ngày liên tiếp, 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.570 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.430 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.150 đồng/kg.
Thép Việt Đức không có biến động, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.100 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.240 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.590 đồng/kg.
Hiện, thép Việt Sing duy trì mức giá thấp nhất trong vòng 30 ngày qua, hiện thép cuộn CB240 có giá 14.470 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.980 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.950 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.
Thép Việt Đức từ ngày 15/8 tới nay không có biến động, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 có giá 14.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.550 đồng/kg.
Thép VAS giá thép đang ở mức thấp nhất tính từ ngày 20/7 tới nay, với thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm có giá 14.800 đồng/kg.
Thép Pomina tiếp tục bình ổn 11 ngày liên tiếp, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.980 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.330 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 dừng ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.540 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay tăng 24 Nhân dân tệ, xuống mức 3.789 Nhân dân tệ/tấn.
Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) cho biết, giá thép toàn cầu tăng cao do hậu quả của xung đột Nga - Ukraine, đã giảm sau khi nhu cầu tiêu thụ thép ở Trung Quốc giảm và nhập khẩu thép từ Nga vào châu Á gia tăng.
Nava Chantanasurakon - Chủ tịch câu lạc bộ Công nghiệp Sắt thép Thái Lan của FTI cho biết, biến động giá đã giảm bớt kể từ tháng 6, với giá thép trên thị trường châu Á giảm 3,2 - 4,9% trong tháng 6 và tiếp tục giảm 5,2 - 16,3% trong tháng 7.
Sự sụt giảm này được cho là do chính sách Zero - Covid của Trung Quốc, dẫn đến việc thực thi các biện pháp khóa cửa ở các TP nơi có các ca lây nhiễm được báo cáo. Điều này làm giảm nhu cầu đối với thép ở Trung Quốc, vốn giảm 6,9% xuống còn 501 triệu tấn trong nửa đầu năm nay.
Còn theo Reuters, quặng sắt có triển vọng ngắn hạn giảm rõ rệt so với dài hạn, và điều này có thể thúc đẩy sự biến động giá thép nguyên liệu. Vấn đề xoay quanh Trung Quốc hiện tại có thể được tóm gọn trong hai chữ “lạc quan” và “bi quan” về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế đứng thứ hai thế giới này, tùy thuộc từng khoảng thời gian khác nhau.
Ông Mike Henry - Giám đốc điều hành của Tập đoàn BHP, là một trong những người có xu hướng tập trung vào bức tranh dài hạn. Trong cuộc họp báo vào ngày 16/8, ông nhận định rằng, công ty khai thác lớn nhất thế giới BHP vẫn thể hiện thái độ tích cực về thị trường Trung Quốc.
“Chúng tôi kỳ vọng Trung Quốc sẽ nổi lên như một thị trường ổn định cho nhu cầu hàng hóa trong năm tới, với việc hỗ trợ chính sách đang dần được giữ vững” - ông Henry nói.
Để sự lạc quan của ông Henry được chứng minh, một số điều phải xảy ra, bao gồm các nỗ lực kích thích thành công và kịp thời của Bắc Kinh, các đợt phong tỏa Covid-19 tại nhiều nơi ở Trung Quốc và sự tăng trưởng chậm lại toàn cầu trong ngắn hạn khiến hạn chế mức độ thắt chặt tiền tệ.
Theo dữ liệu tàu và cảng, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 100 triệu tấn từ thị trường đường biển vào tháng 8.
Trong khi đó, Refinitiv ước tính lượng nhập khẩu tháng 8 đạt 99,7 triệu tấn, còn Kpler lạc quan hơn với mức cao hơn là 101,3 triệu tấn.
Nếu những con số này được đưa ra bởi dữ liệu hải quan của Trung Quốc, nó sẽ thể hiện sự gia tăng so với con số chính thức là 91,24 triệu tấn của tháng 7.
Dữ liệu hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2022, lượng quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 626,8 triệu tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.